NXB Đà Nẵng có 2 tác phẩm đạt giải thưởng cấp quốc gia

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), ngày 17-4, Nhà xuất bản Đà Nẵng tổ chức hội thảo “Phát triển hợp tác xuất bản và văn hóa đọc”, trao tặng thưởng “Sách hay” cho 3 ấn phẩm. Đây là một trong chuỗi hoạt động kỷ niệm chặng đường 40 năm hình thành và phát triển của Nhà xuất bản Đà Nẵng (1984-2024).

Toàn cảnh hội thảo

Trong năm 2023, Nhà xuất bản Đà Nẵng biên tập và cấp giấy phép xuất bản hơn 600 ấn phẩm sách. Nhà xuất bản Đà Nẵng có 02 tác phẩm đoạt giải thưởng cấp quốc gia: “Hồ Chí Minh – Vĩ đại một lãnh tụ cách mạng” của tác giả PGS. TS. Đoàn Trọng Huy đoạt giải C giải thưởng Sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương; Tác phẩm “Phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam Việt Nam” của tác giả Dương Thanh Mừng đạt giả C, Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 6 do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức; và một số ấn phẩm đoạt giải của các Hội Văn học Nghệ thuật các tỉnh, thành phố, hội chuyên ngành Trung ương.

Ngoài đầu tư khai thác, biên tập bản thảo và cấp quyết định xuất bản, Nhà xuất bản Đà Nẵng trong năm qua tiếp tục tập trung cho quảng bá thương hiệu, lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng. Lần đầu tiên, Nhà xuất bản Đà Nẵng tổ chức lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cấp thành phố và tham gia các hoạt động cấp Trung ương cũng như địa phương; tặng 07 tủ sách cho các thư viện trường học, thư viện cộng đồng của TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.

Nhà xuất bản Đà Nẵng duy trì và phát triển Tủ sách Đất Quảng nhằm giới thiệu, quảng bá vùng đất, con người, lịch sử, văn hóa của Đất Quảng; tặng thưởng Sách hay hằng năm, với tiêu chí ưu tiên những tác phẩm liên quan đến nghiên cứu lịch sử- văn hóa xứ Quảng như một sự tri ân vùng đất mà Nhà xuất bản Đà Nẵng hình thành và lớn lên.

Nhà xuất bản Đà Nẵng trao tặng thưởng “Sách hay” cho 3 ấn phẩm

Tại buổi tọa đàm với chủ đề “Phát triển hợp tác xuất bản và văn hóa đọc”, các đại biểu tập trung trao đổi những giải pháp phát triển hoạt động xuất bản, hợp tác xuất bản trong thời gian tới, nâng cao chất lượng khai thác và biên tập bản thảo; nâng cao hiệu quả hợp tác với các đối tác liên kết trong hoạt động xuất bản và phát hành theo đúng quy định hiện hành. Đồng thời, bảo đảm chặt chẽ quy trình biên tập nội dung bản thảo, nộp lưu chiểu và phát hành; xây dựng Đề án chuyển đổi số Nhà xuất bản, phù hợp với năng lực và nhu cầu của Nhà xuất bản Đà Nẵng.

CÔNG TÂM

(https://www.danang.gov.vn/vi/web/guest/chinh-quyen/chi-tiet?id=58490&_c=3&fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTEAAR2ZhDP8AoLewOzCkfwF9lYL0T-47wZXXhfjzfr7aVujYkhYzynIV6U5l94_aem_ATuTWTl8f-3TVW-M3iVK74AtYaubpkH21dtMi1U4AuaxarCf5BAI4ylk7iKTsYZj8TxRXLhoj4ZTxqpxoLWTtjPG)

Đọc… những trang sử đời bi tráng

Tâm đắc lẫn miệt mài theo đề tài chiến tranh gắn với số phận con người ở vùng đất Quảng, “Cuộc tình vùng đất lửa” – tác phẩm vừa xuất bản của nhà văn Hồ Duy Lệ, tiếp tục mang đến cho bạn đọc những câu chuyện xúc động…

z5263250839576_0eafece498fe4ffc3858f52ef4c95c21.jpg

Ký sự về nhân chứng lịch sử

Chắt chiu qua nhiều năm tháng, nhà văn Hồ Duy Lệ đã gửi đến bạn đọc các bộ tác phẩm ấn tượng như “Cát xanh” (1994), “Trong lớp bụi thời gian” (2000), “Những người sót lại” (2002), “Chuyện kể ngày nào”, “Hoa xương rồng trên cát” (2004), “Mạ tôi” (2006), Mười Chấp và một thời” (2008), “Lửa Núi Thành” (2011), “Không gì trôi đi mất” (2012), “Dặm trường gian truân” (2015), “Đường về Đà Nẵng” (2018), “Trụ lại” (2019), “Nơi có cát bay, sóng vỗ”(2020).

Và mùa xuân này, ở tuổi 83, ông tiếp tục cho ra mắt tập bút ký “Cuộc tình vùng đất lửa” (NXB Đà Nẵng, tháng 3/2024).

“Vùng đất lửa”, vẫn là vùng đất Quảng thân yêu, nơi mà nhà văn Hồ Duy Lệ từng chứng dự về một thời đoạn với những trang bi tráng của chiến tranh, cách mạng, dầu dãi gian khổ, hy sinh.

Trong 420 trang sách, ông dồn nén 31 tác phẩm ký sự về nhân chứng lịch sử trải rộng trên không gian lớn từ rừng xuống biển, từ nông thôn đến đô thị, gắn bó một quãng đời hoạt động của hàng trăm nhà lãnh đạo, cán bộ cách mạng ở khu 5, Tỉnh ủy, các huyện ủy, thậm chí xuống đến các cơ sở, trạm đường dây…

z5263261201069_33a47f35adbe5a44a6f921334eed96c6.jpg
Nhà văn Hồ Duy Lệ. Ảnh: H.Đ

Bạn đọc sẽ gặp lại đây hình ảnh những cán bộ lãnh đạo chủ chốt trung kiên, nổi tiếng một thời. Đó là Cố Chủ tịch nước Võ Chí Công, cùng các đồng chí Hồ Nghinh, Vũ Trọng Hoàng, Cao Sơn Pháo, Phạm Tứ (Mười Khôi), Trần Thận, Chu Huy Mân, Phạm Đức Nam, Võ Văn Đặng, Nguyễn Huy Chương, Nguyễn Chơn, Nguyễn Kim Khánh, Võ Ngọc Hải, Ngô Nghiên, Ngô Xuân Hạ, Huỳnh Hòa, Đỗ Thế Chấp (Mười Chấp), Nguyễn Hồng Thắng, Trần Anh Vũ, Năm Dừa, Đỗ Thế Vĩnh…

Và kể cả những người đưa thư, đưa đò, những mẹ chị trong đoàn quân đấu tranh chính trị, binh vận, y tá, dân công, cơ sở nội thành, anh em văn nghệ sĩ, báo chí… Tất cả họ làm thành trang sử của đất này đầy đau thương mà anh dũng.

Và những chuyện tình

Về những “cuộc tình”, cuốn sách truyền tải nhiều câu chuyện với nghĩa rộng của chữ tình.

“Dù chiến tranh hay hòa bình luôn nhớ phải giữ gìn ngọn lửa – lòng tin trong lòng nhân dân.

trích Giữ lửa lòng tin!

Là tình đồng chí, đồng đội, đồng cảnh ngộ trên chiến trường hay lao tù…

Là yêu quê, yêu đất, yêu người, yêu lý tưởng…

Những cái tình ấy đã tạo ra bước ngoặt cho những trang đời dấn thân vào cuộc kháng chiến đầy gian khổ hy sinh.

Đặc biệt, tình yêu lứa đôi của thời thanh xuân bừng lên trong ánh hỏa châu lửa đạn ngút ngàn. Trong đó, có cả cuộc sang ngang qua khúc quanh số phận chia ly, buồn khổ, mất mát.

Bằng trái tim mẫn cảm, trải nghiệm sâu sắc với chiến tranh và nỗi đau con người, nhà văn Hồ Duy Lệ đã dùng ngôn ngữ ký họa nhiều chân dung để mang những cuộc tình đầy ám ảnh ấy đến với bạn đọc.

Là những anh hùng như Mười Chấp, Năm Dừa… vì đưa đẩy éo le từ hoàn cảnh lịch sử đất nước chia cắt, đã có lúc phải rơi nước mắt, xót xa trước những người vợ rất mực yêu thương mình.

z5263318405992_291717cf892ce95d66828b3604412b46.jpg
Nhà văn Hồ Duy Lệ. Ảnh tư liệu

Là những người tình của văn nghệ sĩ Chu Cẩm Phong, Thu Bồn, Tế Hanh còn vương “cơn bão lòng thổi mãi”. Là cuộc đi bước nữa dằng dặc niềm thương thân phận đàn bà ở những vùng đạn bom ác liệt, khổ đau vô bờ khi chờ đợi, rồi người thương mình mất mát, để mỗi đêm xuân họ lại bật khóc…

Dưới sự dẫn dắt của giọng điệu ký sự, nhà văn Hồ Duy Lệ đã mô tả lịch sử thời chiến của vùng đất và đời người bằng tâm thế cố gắng ghi lại cụ thể câu chuyện về các nhân chứng. Quy tắc ông luôn tuân thủ và theo đuổi trong mỗi bút ký của mình, rằng “lịch sử là lịch sử, nó diễn ra như bản chất của nó và không ai có thể lừa dối về nó”.

“…gian khổ là gian khổ, nhưng thước đo nó lại là chính mỗi người.

trích Bên dòng sông Tranh

Do đó, từ ánh chiếu “người thật – việc thật” mang bao ký ức vùi trong tro tàn bỗng bừng dậy lay động sâu sắc tâm can người đọc.
Những cuộc đời bằng xương bằng thịt, những cuộc tình và phận đời đủ cung bậc ngọt ngào và đắng cay, thì văn học lúc này làm thêm việc tưởng dễ mà không dễ là khắc họa bề sâu tâm tưởng. Như văn hào Ernest Hemingway đã nói “trên đời này không có gì khó khăn hơn là viết những trang văn xuôi lương thiện, giản dị về con người”.

Trang văn lương thiện, có trang đẫm nước mắt trong “Cuộc tình vùng đất lửa” làm cho người nào từng trải qua chiến tranh sẽ xiết bao bồi hồi với dòng ký ức.

Trang văn lương thiện cũng khơi gợi sự háo hức cho bạn đọc trẻ tuổi hôm nay tìm hiểu về quê hương, về tình yêu đôi lứa một thời. Ở đó, phẩm chất người là thước đo cho mọi giá trị.

Và lửa trong tro vẫn âm ỉ réo rắt tiếng gọi cháy lòng: Hãy yêu thương con người!

NGUYỄN ĐIỆN NAM

Nguồn: https://baoquangnam.vn/doc-nhung-trang-su-doi-bi-trang-3131636.html

Khúc bi tráng ‘không có trong sơ yếu’

Tròn 30 năm sau tập sách đầu tiên “Cát xanh” (1994), trong những ngày tháng Ba lịch sử của vùng đất Quảng anh hùng, nhà văn, nhà báo Hồ Duy Lệ ra mắt cuốn sách “Cuộc tình vùng đất lửa” (NXB Đà Nẵng, 2024). Vẫn với sở trường là bút ký chiến tranh cách mạng, nhưng lần này tác giả tập trung nhấn mạnh đến những “chuyện ngoài sơ yếu” – là những câu chuyện tình đầy bi tráng trong chiến tranh.

Nhà văn, nhà báo Hồ Duy Lệ tại buổi ra mắt sách
Nhà văn, nhà báo Hồ Duy Lệ tại buổi ra mắt sách “Cuộc tình vùng đất lửa”. Ảnh: A.Q

Trong tập sách dày dặn hơn 400 trang với 31 câu chuyện này, từ những gương mặt nổi tiếng của xứ Quảng đến mỗi con người bình dị thời chiến tranh cách mạng hiện lên với những góc độ khác nhau. Ở đó, trong gian khổ, đau thương, tình đồng chí, đồng đội, quân dân đến tình vợ chồng, tình yêu đôi lứa đôi… hiện lên thật sinh động, bình dị mà sâu sắc.

Nỗi đau giấu tận đáy lòng

Nhà văn Hồ Duy Lệ tâm sự, những “góc khuất” được giấu tận đáy lòng của mỗi nhân vật, được ông tiếp cận và trải lên trang viết để người đọc có một cái nhìn đời thường hơn sau những lấp lánh của hình tượng anh hùng chiến tranh.

Đó là chuyện tình của Mười Chấp và bà Tiến, khi bà Mỹ – vợ ông, tập kết ra Bắc. Lúc nhận được lá thư dài trên 10 trang giấy pơ-luya, Mười Chấp đọc đi đọc lại hai lần. Bi kịch của người anh hùng cũng lộ rõ “Mười Chấp không sợ súng đạn ác liệt của kẻ thù, những giọt nước mắt của đàn bà, nhiều lần làm ông trầm ngâm, suy tư. Trong chiến trận khốc liệt, ông đã vượt qua bao phen thập tử nhất sinh, bằng trí thông minh, bằng lòng dũng cảm, bằng sự lanh trí đột biến khi gặp sự cố – một con người thật mà nghe như huyền thoại. Nhưng cái “ma trận đàn bà”, thì ông không thể dùng kinh nghiệm đã từng đối phó với kẻ thù mà bằng tình cảm đầy yêu thương, gỡ dần, xoa dịu” (Mười Chấp)…

Chuyện tình người anh hùng Năm Dừa càng lâm ly hơn. Trước khi đến với người vợ chính thức là cô Nguyễn Thị Hạnh được tổ chức cưới xin đàng hoàng năm 1968, ông đã có một đứa con gái tên Thông với Sáu Lụa vào năm 1959. Bi kịch là sau đó, “Sáu Lụa cắn răng chịu tiếng thị phi, nhắm mắt cho Xã trưởng Phạm Hóa nằm trên bụng ngõ hầu mua đường vắng và cứu cha thoát khỏi nhà giam và sự hăm he của những tên đục nước béo cò trong mâm Hội đồng xã Điện Nam.” Từ đó, Sáu Lụa có hai đứa con: “Con gái là con của Năm Dừa  – Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con trai là con của một Xã trưởng tiếp tay cho bình định, phượng hoàng – lớp tay sai được Mỹ đào tạo có nợ máu với nhân dân”… (Trang đời).

Phía sau thi phẩm “Bão” của nhà thơ Tế Hanh, nhà báo Hồ Duy Lệ gợi lại cho người đọc một trang đời đẫm nước mắt. Trong thời đoạn lịch sử giao thoa của công cuộc kháng Pháp và chống Mỹ, thi sĩ đất Quảng Ngãi Tế Hanh và cô gái xứ Quảng Nam Hà Phụng cưới nhau năm 1947; mùa xuân năm 1950, cô con gái đầu lòng Ý Nhi của họ ra đời. Oái ăm thay, Hà Phụng không thể đưa đứa con gái ốm yếu ra vùng tự do kháng chiến, nên đến năm 1953, Tế Hanh được Phó Bí thư Bình Định giới thiệu cô Lâm Yến là cán bộ Phụ nữ Bình Định. Biết tin Tế Hanh có vợ, cô Hà Phụng gặp, tìm hiểu và nhận lời cầu hôn của thầy Trần Thanh Dung, Hiệu trưởng Trường Phan Thanh Giản (Đà Nẵng). Năm 1957, nhà thơ Tế Hanh viết bài thơ “Bão” như tiếng lòng đau xé của mình: “Cơn bão tạnh lâu rồi/ Hàng cây xanh thắm lại/ Nhưng Em đã xa xôi/ Và cơn bão lòng ta thổi mãi”… Cho đến sau 1975, một lần từ Hà Nội về Đà Nẵng, Giáo sư Hoàng Châu Ký đưa nhà thơ Tế Hanh đến nhà thăm mẹ con cô Hà Phụng. “Đó là lần duy nhất” (Những cơn bão lòng thổi mãi).

Sáng mãi tình người

Thế nhưng, trong nỗi đau đầy bi kịch đó, ta vẫn thấy những hình ảnh thật dễ thương, lãng mạn và đầy ắp tình người. Đặc biệt, hình ảnh về sự hy sinh của người dân trong thời chiến tranh được nhà báo Hồ Duy Lệ khắc họa một cách xuyên suốt và đầy ắp trong cuốn sách. Trong bi kịch của đời mình, từ một Bí thư Thị ủy Hội An, trải qua 17 năm tù đày “địa ngục trần gian” của địch, về với cách mạng, Nguyễn Kim Khánh thành người bảo vệ kho cho trạm vật tư phế liệu, nhưng ông vẫn luôn đau đáu về những người dân đã chở che cho mình thời gian khổ, hiểm nguy. Khi gặp bà già nhặt phế liệu, ông quyết định cho bà tấm ri sắt, bởi ông “bỗng nghĩ đến mấy bà cơ sở từng nuôi giấu Kim Khánh trong nhà thời đen tối, khó khăn.”

Hay như Trần Thận, giữa trưa, khi địch bao vây tứ phía, ông vòng vào trong gia đình anh chị Quyển. “Vào nhà, vừa lách vào trong buồng, tạm thời tránh bọn chúng, nhìn thấy Trần Thận thì chị Quyển ngồi dậy, đứa bé khóc oe oe, mùi dầu xông đẻ thơm nồng. Chị Quyển nói, anh nằm tạm ở đây, tôi đắp chiếu lại, bọn chúng đi qua rồi sẽ tính. Thế là Trần Thận nằm bên trong cháu bé sát cái phên tre” (Đi họp Tỉnh ủy).

Trong “Cuộc tình vùng đất lửa”, giữa sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc và đời sống riêng tư của mỗi người, người đọc luôn thấy vẻ đẹp của nỗi đau từ sự hy sinh vô bờ bến như vậy. Bởi, như tác giả Hồ Duy Lệ thổ lộ: “Thông điệp của tôi khi viết cuốn sách, đó là quý mảnh đất này, yêu mảnh đất này để ta sống tốt hơn. Yêu con người này để ta vượt qua tất cả!”

ANH QUÂN

Nguồn: https://baodanang.vn/channel/5433/202403/khuc-bi-trang-khong-co-trong-so-yeu-3969125/index.htm?gidzl=Qa_l5R_VlXzeL-mRkSE-6sfHx1gaa-mR9mFg6QEMwqbq2RePzPczIt4Ex4tqphOV9b6nIJ3WfcCpkDsw7W&gidzl=hhwCAL1zhLwkg8ueLs6jMgolZIzAOleDjA7VTHWuzGVffT9_5JpuMEcYqoaPQV5Qug3JUZR8-n91LtseNW

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Linh giữ chức Phó Giám đốc Nhà xuất bản Đà Nẵng

 

Sáng ngày 1.4.2024, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm thành viên HĐTV, Phó Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Nhà xuất bản tổng hợp Đà Nẵng (Nhà xuất bản Đà Nẵng).

Đến dự có Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Mai Thị Thu, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thu Phương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Lê Phú Nguyện cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị; cán bộ, biên tập viên, nhân viên Nhà xuất bản Đà Nẵng.

Theo Quyết định số 645/QĐ-UBND ký ngày 29.3.2024, Chủ tịch UBND thành phố quyết định điều động bà Nguyễn Thị Quỳnh Linh, Phó Trưởng phòng Phòng Văn hóa – Thể thao, Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng để bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên, Phó Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Nhà xuất bản tổng hợp Đà Nẵng; thời hạn bổ nhiệm 05 năm kể từ ngày 1.4.2024.

Tại buổi lễ, bà Nguyễn Thu Phương phát biểu giao nhiệm vụ cho bà Nguyễn Thị Quỳnh Linh nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy kinh nghiệm, góp sức cùng cán bộ, biên tập viên, nhân viên Nhà xuất bản Đà Nẵng tiếp tục giữ vững thương hiệu, phấn đấu vươn lên thực hiện tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, bà Nguyễn Thị Quỳnh Linh bày tỏ lời cảm ơn đến các cơ quan, đơn vị và thể hiện quyết tâm cùng tập thể Nhà xuất bản Đà Nẵng hoàn thành nhiệm vụ được tin tưởng giao phó.

P.V

Ảnh 1: Bà Mai Thị Thu và ông Lê Phú Nguyện trao quyết định, tặng hoa cho bà Nguyễn Thị Quỳnh Linh

 

Ảnh 2: Bà Nguyễn Thu Phương tặng hoa, giao nhiệm vụ cho bà Nguyễn Thị Quỳnh Linh.

 

Ảnh 3: Ông Nguyễn Thành, Chủ tịch HĐTV, Giám đốc Nhà xuất bản Đà Nẵng tặng hoa cho bà Nguyễn Thị Quỳnh Linh.

 

Ảnh 4: Bà Nguyễn Thị Quỳnh Linh phát biểu nhận nhiệm vụ.

 

 

Không gian sách thành phố

Không gian sách thành phố

Người Đà Nẵng luôn mong ước về một không gian sách với đầy đủ các tiện ích để việc đọc sách không chỉ là niềm yêu thích của riêng một cá nhân hay hội/ nhóm nhỏ mà có thể lan tỏa ra cả cộng đồng rộng lớn. Một phố sách hay đường sách được tổ chức quy mô, bài bản vẫn là đích đến đáng được mong đợi với những ai vẫn luôn trăn trở về văn hóa đọc.
Khách hàng say sưa bên trang sách tại cà phê sách Đông Tây. Ảnh: K.H
Khách hàng say sưa bên trang sách tại cà phê sách Đông Tây. Ảnh: K.H

Những thử nghiệm dài hơi…

Nằm nép mình ở số 133 đường Nguyễn Chí Thanh (quận Hải Châu), quán cà phê sách Đông Tây là một “thành viên” của chuỗi cà phê sách do ông Đoàn Tử Hoan, Giám đốc Công ty TNHH Văn hóa Đông Tây (đơn vị sở hữu chuỗi cà phê sách Đông Tây ở thủ đô Hà Nội, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Thanh Hóa) làm kiến trúc sư trưởng. Đã có hàng trăm đầu sách được đầu tư với số tiền lên đến nửa tỷ đồng cho không gian đọc này. Từ đầu năm 2023 đến nay, điểm đến vốn quen thuộc với người yêu sách này phải tạm đóng cửa để tìm giải pháp cứu vãn tình hình. Phương án được ông và các cộng sự lựa chọn đó là giao “đứa con do mình sinh ra” cho một người chủ khác có sự gắn bó sâu sắc và am hiểu về đất và người Đà Nẵng, phải có niềm đam mê thực sự đối với sách và mong muốn gìn giữ văn hóa đọc.

Ông Đoàn Tử Hoan bộc bạch: “Sau một năm đi vào hoạt động, chỉ có khoảng 20% khách hàng tìm đến để vừa gặp gỡ, giao lưu và đọc sách, tỷ lệ khá thấp so với đại đa số khách đến để uống nước giải trí như những quán cà phê bình thường khác.

Cà phê sách Đông Tây không phải là thử nghiệm đầu tiên tại Đà Nẵng về mô hình giải trí đi kèm đọc sách, tìm hiểu về sách, mà trước đó đã có nhiều thử nghiệm nhưng chỉ duy trì được sức hút trong một thời gian ngắn rồi nhanh chóng “giảm nhiệt”. Thói quen đọc sách, mua sách, trao đổi sách của người Đà Nẵng vẫn là ở những không gian sách truyền thống như Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố, hệ thống các nhà sách lớn như: Bạch Đằng, Nhã Nam, Việt Văn, Fahasa, Kim Đồng… Lùi lại xa hơn còn có những tủ sách, quán sách, hiệu sách nhỏ, có tuổi đời hàng chục năm, nằm nép mình khiêm tốn ở các tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, Tôn Đức Thắng (đoạn đối diện cổng Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng), Ngô Quyền…

Nhìn từ quá khứ đến hiện tại để thấy rằng, văn hóa đọc nói chung, việc đọc sách nói riêng đã hình thành và thấm sâu trong mỗi tế bào, qua bao nhiêu thế hệ người dân Đà Nẵng, bất kể tầng lớp nào… Dẫu vậy, sự đọc vẫn chỉ mới dừng lại ở niềm yêu thích cá nhân mà chưa mở tung được cánh cửa để dòng chảy của văn hóa đọc, tri thức của những con người có niềm đam mê sự đọc đến gần hơn với công chúng.

Như một quy luật của sự phát triển, khi không gian của văn hóa đọc chuyển dần sang các nền tảng mạng xã hội hiện đại thì sự tồn tại của những hiệu sách/ quán sách nhỏ dần dần mất hút. Dẫu vậy, không ít người yêu sách, đam mê đọc sách bày tỏ rằng, họ vẫn dành sự yêu thích nhất định đối với văn hóa đọc truyền thống. Vẫn “nghiền” cảm giác sung sướng khi sở hữu một cuốn sách hay, giá trị và mỗi ngày lại lần giở đọc từng trang một để mỗi trang viết cứ thấm sâu vào trong từng ngóc ngách suy nghĩ, như thể một chân trời mới được mở rộng ngay trước mắt.

Cũng có người lại thích xúc giác giữa đầu những ngón tay khi lần giở từng trang giấy, hít hà để cảm nhận thật rõ mùi thơm của thứ mực mới in hay nền giấy mềm mượt như một dãi lụa của công nghệ giấy hiện đại. Nhưng những người đọc sách thực thụ mà tôi may mắn được gặp đều có chung nếp nghĩ, đó là tri thức cần được chia sẻ thì tri thức đó mới thực sự sống, còn tri thức nếu chỉ bưng bít trong cảm nhận của một cá nhân, về lâu dài sẽ là sự phiến diện. Sự đọc vốn dĩ vẫn luôn kỳ diệu như vậy.

Mơ về những trạm đọc, phố sách, đường sách…

Đứng trước nguy cơ  văn hóa đọc truyền thống đang dần mai một, chấn hưng văn hóa đọc theo tinh thần hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 là vấn đề lớn được các cấp ngành và người dân quan tâm. Giờ đây, văn hóa đọc cần được “cởi tung chiếc áo đã cũ” để vươn mình đến gần hơn với đại chúng nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.

Qua tìm hiểu của người viết bài, thấy rằng, ở hầu hết những quốc gia phát triển, đang phát triển trên thế giới đều có sự quan tâm nhất định đến việc đầu tư cho văn hóa đọc. Nhiều mô hình về những trạm đọc, phố sách, đường sách hình thành, trở thành điểm nhấn tiêu biểu cho phong trào đọc. Thậm chí có nơi còn trở thành biểu tượng đáng tự hào về văn hóa của một địa phương, một vùng đất. Khi viết bài này, chúng tôi thật sự ấn tượng khi tìm thấy mô hình phố sách Paju (Hàn Quốc).

Phố sách Paju là tổ hợp giao lưu văn hóa với nhiều hoạt động như quán cà phê, hiệu sách, nhà xuất bản… Khoảng 250 nhà xuất bản đặt trụ sở tại phố sách Paju và có 10.000 người làm việc trong nơi này. Nó được chia thành ba khu vực: xuất bản, in ấn và hỗ trợ. Sách tại đây chủ yếu được viết bằng tiếng Hàn, xếp sau là tiếng Anh và tiếng Nhật.

Ngoài ra, phố sách Paju còn thường xuyên tổ chức những buổi giao lưu, sự kiện, câu lạc bộ… thu hút hàng nghìn độc giả. Hay thị trấn sách Bellprat (thuộc vùng Catalonia, Tây Ban Nha). Bellprat là thị trấn sách đầu tiên ở Catalonia (thứ hai của Tây Ban Nha, sau Urueña). Từ khi ra đời (năm 2008) đến nay, Bellprat đã bán hơn 20.000 cuốn sách cho các du khách. Nơi này có hơn 20 hiệu sách lớn nhỏ. Vào tháng 6 hằng năm, tổ chức L’Associacio d’Amics de Bellprat (đơn vị sở hữu) sẽ tổ chức lễ hội đổi sách, hội thảo hoặc đấu giá, cùng với các hoạt động giao lưu nghệ thuật và văn học… Những mô hình kể trên đều trở thành điểm đến yêu thích của nhiều độc giả, khách du lịch.

Nhìn về Đà Nẵng, hình thành nên những đường sách, phố sách… được tổ chức và vận hành một cách bài bản, chuyên nghiệp vẫn là niềm mong mỏi của nhiều người từ trước đến nay.

Ông Nguyễn Thành, Giám đốc NXB Đà Nẵng chia sẻ, trong xu thế văn hóa đọc bị tác động mạnh mẽ của công nghiệp giải trí và công nghệ số, cũng như đứng trước sự sa sút của văn hóa đọc hay sự “chết yểu” của không ít những mô hình tiên phong kết hợp giữa văn hóa đọc với giải trí như mô hình cà phê sách thì có lẽ, đã đến lúc cần hình thành nên sự liên kết như những mô hình về phố sách Paju (Hàn Quốc) hay làng sách Bellprat (Tây Ban Nha) để tạo thành phong trào đọc thay vì chỉ như những “đốm lửa nhỏ” như hiện nay. Tất nhiên, trong xã hội hiện đại, văn hóa đọc muốn tồn tại thì không thể tách rời yếu tố kinh tế, mà ngược lại sẽ bổ trợ cho nhau cùng phát triển. Đà Nẵng là thành phố du lịch, là thành phố đáng sống thì thiết nghĩ mong mỏi về một đường sách hay phố sách là điều không quá ảo tưởng.

Ở góc nhìn của người kinh doanh mô hình quán cà phê sách tích hợp các dịch vụ giải trí đi kèm, ông Đoàn Tử Hoan cho rằng, Đà Nẵng có đủ các điều kiện để hình thành nên một đường sách hoặc phố sách, vấn đề là sự quan tâm, hỗ trợ và đầu tư bước đầu của địa phương. Về các đơn vị kinh doanh, nếu được tham gia sẽ xây dựng ý tưởng hình thành nên hệ sinh thái đọc sách gồm các dịch vụ giải trí, cho thuê sách, đọc sách tại chỗ, tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi sách hằng tháng…

“Có như vậy, độc giả mới đến với sách vào bất cứ lúc nào, thời gian nào thay vì chỉ thỉnh thoảng ghé mua vài cuốn sách hoặc chỉ đến cuối tuần mới cùng gia đình đến cà phê sách như hiện nay”, ông Hoan nói.

KHÁNH HÒA

https://baodanang.vn/channel/5433/202402/sach-va-doc-sach-khong-gian-sach-thanh-pho-3966309/index.htm?gidzl=qa5qNRyYYqNILtPSkJIFIzDMSbocRDeMn5KkNAmyWqN4Ndy8h3RIGyTPUm-gEuSJn0Gk2s5RMymkk2AEHG

Phát hiện thú vị của sử gia Chen Ching Ho từ Châu bản triều Nguyễn

Là người đứng đầu Ủy ban Phiên dịch Sử liệu Việt Nam tại Đại học Huế từ tháng 8-1959 đến tháng 9-1965, GS Chen Ching Ho (Trần Kinh Hòa) đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức biên dịch, bảo tồn và phát huy giá trị Châu bản triều Nguyễn. Thông thạo nhiều ngoại ngữ, ông có sự đối chiếu nghiêm cẩn khi nghiên cứu tư liệu lịch sử, trong đó có Châu bản triều Nguyễn, qua đó có những phát hiện thú vị về lịch sử cận đại Việt Nam.

Châu bản triều Nguyễn - Thiệu Trị tập 9, tờ 78. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1
Châu bản triều Nguyễn – Thiệu Trị tập 9, tờ 78. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1

Có thể sẽ ra đời được một thiên sử An Nam mới

Trong bài viết “Đại Nam thực lục và Châu bản Triều Nguyễn”(*), GS Chen Ching Ho cho biết “Đại Nam thực lục là bộ chính sử triều Nguyễn do sử quan của Quốc sử quán triều Nguyễn phụng thượng dụ của lịch đại hoàng đế biên soạn, trong đó thực lục là những ghi chép chính thức về lịch đại hoàng đế và liệt truyện thì tường thuật về các nhân vật trải lịch triều (…) Đây là bộ sử thư chính thống với dung lượng khổng lồ lên tới 548 quyển, là sử liệu căn bản về lịch sử cận đại Việt Nam trong khoảng 330 năm (1558-1888) từ những năm đầu thời chúa Nguyễn cho tới những năm cuối đời vua Đồng Khánh”.

Về giá trị của Châu bản triều Nguyễn, trong bài viết “Tạp ghi trong chuyến điền dã nghiên cứu thành Thuận Hóa (Huế)”(*), GS Chen Ching Ho đánh giá: “Phải nói rằng châu bản chính là sử liệu căn bản vô cùng quý báu về lịch sử cận đại An Nam. Nhận định này của tôi không hề thái quá, tôi cho rằng nếu kho sử liệu này được mở cho hết thảy sử gia, giúp họ có thể thoải mái duyệt đọc nghiên cứu, tôi dám chắc rằng tâm lý ngoan cố, ngu muội, học theo phương pháp tu sử truyền thống cổ đại và thư tịch hoàng gia biên soạn luôn chịu sự chế ước của chính trị sẽ bị loại bỏ, và rất có thể sẽ ra đời được một thiên sử An Nam mới!”.

Qua nghiên cứu các châu bản, GS Chen Ching Ho nhận định: “Việc sửa đổi quốc hiệu, theo thượng dụ của hoàng đế Minh Mạng nói, “Đại Nam” chẳng qua là lược xưng của “Đại Việt Nam quốc”, thế nhưng đây rõ ràng là thứ được tạo ra từ nền tảng chủ nghĩa bá quyền Việt Nam mà hoàng đế Minh Mạng đang ấp ủ. Tất nhiên quốc hiệu “Đại Nam” chỉ giới hạn sử dụng trong nước, đối với công văn gửi Thanh triều thì vẫn sử dụng danh xưng “Việt Nam”.

Còn hai chữ “Thực lục”, không viết “實錄” mà lại viết “寔錄” là do kị húy. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu hơn, GS Chen Ching Ho phát hiện và phân tích: “Không cần phải nói đến việc sáng tạo và phổ biến “chữ Nôm”, thì trong khi sử dụng chữ Hán, người Việt cũng không sử dụng chính tự thông dụng Trung Quốc, mà cố ý dùng những tục tự của Trung Quốc như là chính tự của Việt Nam, tâm lý này có thể nói là khá kỳ lạ. Ví như trong phiên bản sách Đại Việt sử ký toàn thư của Việt Nam thì các chữ “逃” viết thành “迯”; “怪” viết thành “恠”; “恥” viết thành “耻”; “華” viết thành “葩” (còn rất nhiều ví dụ khác), điều này ai cũng có thể thấy. Do đó “Thực lục 實錄” viết thành “Thực lục 寔錄” cũng thỏa mãn tâm lý tự đề cao tinh thần độc lập này”.

Cần khảo chứng, đối chiếu nhiều nguồn sử liệu

Nhìn nhận chung qua nghiên cứu Đại Nam thực lục và Châu bản triều Nguyễn, GS Chen Ching Ho cho rằng “… khi sử dụng Đại Nam thực lục làm sử liệu tiến hành khảo chứng, chúng ta cần đối chiếu với sử liệu của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia và sử liệu phương Tây cùng thời đại, như đem ghi chép trong các kỷ của Đại Nam thực lục chính biên đối chiếu, so sánh với Châu bản triều Nguyễn”.

Tác giả cũng đánh giá về độ chính xác, tin cậy trong các tài liệu triều Nguyễn: Phần Thực lục chính biên vốn được biên soạn dựa trên công văn hành chính tức châu bản qua các đời vua, cho nên ghi chép trong thực lục và nội dung của châu bản ít có sự sai lệch, nhưng riêng Thực lục tiền biên được biên soạn trong thời đại Tây Sơn binh đao liên miên, rất nhiều ghi chép khả tín bị thất tán, do đó không thể cho rằng mọi thông tin trong Thực lục Tiền biên đều chính xác.

Hai sự kiện GS Chen Ching Ho có sự so sánh, đối chiếu, để chỉ ra sai lệch thông tin. Thứ nhất, sự kiện cuối thời nhà Minh đầu thời nhà Thanh, một bộ thủy quân họ Trịnh ở Đài Loan hơn 3.000 người, do Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên thống lĩnh, chia nhau ngồi trên hơn 50 chiếc thuyền xuôi xuống phía Nam, đến Quảng Nam quy thuận chúa Nguyễn; Thực lục tiền biên cho là xảy ra vào mùa xuân năm Kỷ Mùi (1679); nhưng tham khảo Quảng Đông địa khu địa phương chí – nhật chí thương quán Đông Kinh của Công ty Đông Ấn Anh Quốc và tham khảo thêm báo cáo của thuyền Tiêm La thì vào năm 1679, đội thuyền trên vẫn còn neo đậu tại Long Môn, tỉnh Quảng Đông, trên thực tế từ 1682 đến 1683 họ chia hai thành hai nhóm từ Mỹ Tho và từ Biên Hòa chuyển đến Nam kỳ.

Thứ hai, về thời gian ra đời của phủ Gia Định – cơ quan hành chính sớm nhất được chúa Nguyễn thiết lập ở Nam Việt; Thực lục tiền biên ghi chép phủ Gia Định do Chúa Nguyễn đời thứ 6 là Minh Vương Nguyễn Phúc Chu đặt ra vào tháng 2 năm Mậu Dần (1698). Nhưng căn cứ vào báo cáo của thuyền Giản Phố Trại và thuyền Quảng Nam thì cuộc viễn chinh vào Giản Phố Trại do Nguyễn Hữu Kính chỉ huy được tiến hành vào năm 1700, việc thiết lập phủ Gia Định được cho là kết quả của hành động này. “Tức là ở đây có sự chênh lệch nhau tới 2 năm”, GS Chen Ching Ho kết luận.

Qua đó, cho thấy với vai trò Giám đốc Ủy ban Phiên dịch Sử liệu Việt Nam, GS Chen Ching Ho không những là người tổ chức biên dịch, bảo tồn Châu bản triều Nguyễn, mà còn sự nghiên cứu nghiêm túc, kiểm chứng dữ liệu… để phát huy giá trị của nguồn tư liệu quý báu này; góp phần vào việc Châu bản triều Nguyễn được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới năm 2017.

GS Chen Ching Ho (tức Trần Kinh Hòa) tự là Mạnh Nghị, sinh ngày 28-9-1917 tại Đài Loan (Trung Quốc), có vợ là bà Đặng Thị Hòa (tỉnh Nam Định, Việt Nam). Năm 1943 đến năm 1945, sau khi tốt nghiệp cử nhân sử Đông phương tại Đại học Keio (Nhật Bản), ông đến thực tập tại Trường Viễn Đông Bác cổ (Hà Nội) theo thỏa thuận giữa Pháp và Nhật. Ông thông thạo nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Hán, Nhật, Việt; hoạt động nghiên cứu, giảng dạy tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tại châu Á. Ông mất ngày 19-11-1995 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

ANH QUÂN


“Sử Việt nhìn từ tài liệu nguồn” (GS Chen Ching Ho, Nguyễn Mạnh Sơn tuyển dịch và biên soạn, NXB Đà Nẵng, tháng 10-2023)

 

(nguồn: https://baodanang.vn/channel/5433/202401/phat-hien-thu-vi-cua-su-gia-chen-ching-ho-tu-chau-ban-trieu-nguyen-3963918/index.htm?fbclid=IwAR3GHSkWrDrgfZQsNoIPfgeybz5Vz8lmN4V07IsQWeAz9GwCwRCQkVLVKIw&gidzl=FxcN6meSXp8zePGL3GU4FJIWdniQ0zioU_RDHnfMYs4iy9z2JLU5PtYbdqT10OmrUAASHZW0ao8G3Hw3Cm)

 

Hiểu về Phong trào Chấn hưng Phật giáo để thêm hiểu lịch sử Việt Nam

Hiểu về Phong trào Chấn hưng Phật giáo để thêm hiểu lịch sử Việt Nam

TS Dương Thanh Mừng chia sẻ chấn hưng Phật giáo là sợi dây liên kết thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa Dân tộc và Đạo pháp, giữa tăng ni, Phật tử và quần chúng nhân dân.

Sách Phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam Việt Nam. Ảnh: Việt Linh.
chan hung anh 1
Sách Phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam Việt Nam. Ảnh: Việt Linh.

TS Dương Thanh Mừng là tác giả nhiều công trình nổi bật về lịch sử Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là phong trào Chấn hưng Phật giáo. Tác phẩm Phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam Việt Nam là thành quả nhiều năm nghiên cứu của ông, hứa hẹn giới thiệu đến độc giả những góc nhìn mới còn vắng bóng trong các nghiên cứu trước đây.

Kiên nhẫn tìm kiếm tư liệu và đi điền dã

TS Dương Thanh Mừng chia sẻ ông vốn không phải là Phật tử mà chỉ là một người có lòng ái mộ đạo Phật. Để viết nên công trình này là một hành trình dài với nhiều câu chuyện, nhiều cơ duyên thú vị.

Trước đây khi làm luận văn thạc sĩ, ông Mừng chọn đề tài phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung. Thầy hướng dẫn lưu ý đề tài ông chọn sẽ gặp khó về tư liệu, trước đó từng có học viên bỏ cuộc vì nguồn tư liệu không đủ để luận giải và làm sáng tỏ vấn đề.

Chính lưu ý này của thầy đã kích thích sự tò mò và lòng hiếu kỳ muốn chinh phục của ông, đưa ông đến đề tài liên quan đến phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung Việt Nam.

Dấn thân vào hành trình rồi, ông mới thấy quả thật đúng như thầy nói, tại thời điểm năm 2011, các nguồn sử liệu liên quan khá tản mát. Nhưng với lòng kiên tâm ông đã dấn thân vào hành trình tìm kiếm nguồn tư liệu. Không chỉ dừng lại ở các trung tâm lưu trữ, các thư viện, các tổ đình trong nước, ông còn liên hệ với những người bạn ở Pháp, Mỹ để khai thác thêm các nguồn tư liệu.

Nhờ vậy ông đã hoàn thành tốt bản luận văn và luận án tiến sĩ Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Trung Việt Nam 1932 – 1951, công trình cũng này đã được Hội đồng Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật – giải thưởng có uy tín hàng đầu của ngành sử học cả nước – xem xét, đánh giá và trao giải ba vào năm 2017.

Trên nền tảng nghiên cứu này, TS Dương Thanh Mừng đã tiếp tục mở rộng hướng nghiên cứu của mình vào miền Nam. Công trình Phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam Việt Nam bắt đầu được thực hiện từ năm 2017.

Ảnh trái: Tác giả Dương Thanh Mừng trò chuyện cùng thầy trụ trì chùa Báo quốc Huế trong quá trình tìm tài liệu phục vụ cho cuốn sách. Ảnh phải: Hình chụp khi tác giả đi khảo sát tư liệu tại chùa Tân Đức, Bến Tre.
chan hung anh 3

Ảnh trái: Tác giả Dương Thanh Mừng trò chuyện cùng thầy trụ trì chùa Báo quốc Huế trong quá trình tìm tài liệu phục vụ cho cuốn sách. Ảnh phải: Hình chụp khi tác giả đi khảo sát tư liệu tại chùa Tân Đức, Bến Tre.

Các nguồn tài liệu được sử dụng trong công trình của ông đến từ nhiều nguồn khác nhau. Đầu tiên phải kể đến nguồn tài liệu gốc đang được lưu giữ tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Việt Nam, Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại Pháp, Thư viện Quốc gia Pháp, thư viện Trường đại học Cornell của Mỹ, Thư viện Huệ Quang… Tiếp đến là các công trình, bài viết của các học giả đi trước và cuối cùng là tài liệu thu thập được từ quá trình điền dã, khảo sát thực tế ở các tổ đình, tự viện của Phật giáo.

Ông Mừng chia sẻ càng đi sâu tìm hiểu lại càng nhận thấy có nhiều khoảng trống cần được quan tâm làm rõ, do vậy thời gian hoàn thành công trình này tương đối dài. Đổi lại với sự đầu tư về mặt thời gian và công sức, công trình đã góp phần đưa đến cho bạn đọc những vấn đề mới, những nhận thức mới còn thiếu vắng trong các công trình nghiên cứu trước đây.

Theo ông Mừng, nhiều nguyên do chủ quan-khách quan khác nhau mà Phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam Việt Nam có dung lượng lớn hơn công trình trước đó. Bên cạnh việc tìm được nguồn sử liệu mới, thì một nguyên do tất yếu là phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam có quy mô lớn cả về phương diện tổ chức lẫn sức lan tỏa.

Phong trào Chấn hưng Phật giáo khẳng định tinh thần đồng hành cùng dân tộc

Tác giả Dương Thanh Mừng nhận định phong trào chấn hưng đã thực sự tạo nên “một bước ngoặt to lớn đối với tiến trình phát triển của Phật giáo tại Việt Nam”.

Theo đó, phong trào đã góp phần hiện đại hóa cơ cấu tổ chức và nền giáo dục Phật giáo Việt Nam, đưa sinh hoạt của tăng ni, Phật tử vào trong khuôn khổ thống nhất, loại bỏ các hạn chế, bất cập đang tồn tại đồng thời, tiếp biến và bổ sung thêm những thành tựu tân tiến của thời đại.

Ngay ở hiện tại, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đang có sự kế thừa, vận dụng nhiều thành quả từ công cuộc chấn hưng trước đó.

Chấn hưng Phật giáo từ đó cũng góp phần khẳng định tinh thần đồng hành cùng dân tộc, tinh thần “hộ quốc, an dân” của tôn giáo vốn đã “gắn bó keo sơn” với lịch sử Việt Nam này. Phong trào đã đưa Phật giáo Việt Nam trở lại đúng với truyền thống, vai trò và vị trí của mình trong đời sống xã hội.

Đồng thời,TS Mừng cũng khẳng định rằng phong trào chấn hưng còn cho thấy lòng tự tôn và ý thức dân tộc của tăng ni, Phật tử, các nhà trí thức trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị thuộc về bản sắc văn hóa chủ lưu của dân tộc trước sức mạnh đồng hóa của văn hóa, văn minh phương Tây.

TS Dương Thanh Mừng chia sẻ hiện nay nguyện vọng của các nhà khoa học là sớm có tiếng nói thống nhất để biên soạn nên bộ công trình “Phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam”, được kỳ vọng là sẽ có nhiều giá trị và ý nghĩa cả về phương diện khoa học lẫn thực tiễn.

Rộng hơn nữa, TS Mừng nhận xét các nguồn tài liệu về phong trào chấn hưng nếu được hệ thống hóa và tập hợp một cách đầy đủ sẽ góp phần hỗ trợ lớn cho việc biên soạn công trình Lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên cho đến hiện tại.

Giải thưởng Sách Quốc gia do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức. Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ sáu (2023) tổ chức ngày 29/12/2023 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội). Đơn vị tài trợ Kim cương: Ngân hàng VIB, Đơn vị tài trợ bạc: THACO.

Nguồn: https://znews.vn/hieu-ve-phong-trao-chan-hung-phat-giao-de-them-hieu-lich-su-viet-nam-post1450832.html

41 tác phẩm đoạt Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ sáu

41 tác phẩm đoạt Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ sáu

41 tên sách, bộ sách xuất sắc có nội dung chất lượng, giá trị thực tiễn ở các thể loại đã được vinh danh tại Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ sáu.

Giải A

Cơ sở khoa học để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1982 về Luật Biển

Tác giả: Bùi Công Quế (Chủ biên), Phùng Văn Phách, Đỗ Huy Cường, Trần Tuấn Dũng, Lê Đức Anh. Nhà xuất bản: Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

Sách tổng hợp kết quả của cụm công trình điều tra nghiên cứu vùng biển Việt Nam trong hơn 20 năm qua về chủ đề quản lý biển và xác định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Tác phẩm có giá trị khoa học và thực tiễn cao vì lần đầu tiên xây dựng một cơ sở khoa học duy nhất, cập nhật và hiện đại, phù hợp các quy chuẩn quốc tế được Liên Hợp Quốc chính thức công nhận để xác định ranh giới thềm lục địa của Việt Nam theo công ước Liên hợp quốc 1982 về luật biển và do đó nó được sử dụng chính thức trong quản lý biển đảo, phục vụ khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh và quốc phòng trên vùng biển Việt Nam.

Bộ sách: Chào tiếng Việt (Cấp độ 1: Ra khơi, Cấp độ 2: Khám phá)

Tác giả: Nguyễn Thụy Anh. Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam.

Bộ sách được thiết kế dành cho đối tượng trẻ em Việt Nam ở nước ngoài thuộc hai nhóm tuổi: Từ 6 đến 10 tuổi và từ 10 đến 15 tuổi. Sách cũng hướng tới đối tượng sử dụng là các thầy cô giáo, phụ huynh hướng dẫn học sinh học tiếng Việt ở các nhóm lớp hoặc ở gia đình.

Về mặt ngữ liệu, trong bộ sách có các câu chuyện, đoạn hội thoại, trò chơi sắm vai, câu đố, thơ ca, đồng dao, âm nhạc, phim hoạt hình, phim tư liệu, đoạn audio, trò chơi trải nghiệm, truyện cổ tích, thí nghiệm, các nhiệm vụ và nhiều thử thách – những nội dung có thể giúp các em nảy sinh động lực học tiếng Việt và giữ được nhu cầu học lâu dài.

Giải B

Hồ Chí Minh – Cơ hội cuối cùng

Tác giả: Henri Azeau. Người dịch: Trần Xuân Trí, Ninh Xuân Thao. Hiệu đính: Nguyễn Thị Hạnh, Dương Văn Quảng. Nhà xuất bản: Đại học Sư phạm.

Với thái độ khách quan về chính trị quốc tế, Henri Azeau cung cấp cho độc giả nhiều tư liệu lịch sử có giá trị và phong phú xoay quanh Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Hội nghị tại Fontainebleau tháng 7/1946 và Tạm ước ngày 14/9/1946. Bản dịch từ nguyên bản tiếng Pháp (do Nhà xuất bản Flammarion ấn hành năm 1968), có bổ chú cho một số sự kiện, nhân vật.

Bách khoa thư làng Việt cổ truyền

Tác giả: Bùi Xuân Đính. Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia Sự thật.

Cuốn sách tổng hợp sự trải nghiệm, khảo cứu đầy tâm huyết của PGS.TS Bùi Xuân Đính về các làng quê Việt Nam từ truyền thống tới hiện tại trên địa bàn vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, đặc biệt, cuốn sách là kết quả của quá trình nghiên cứu công phu và tâm huyết về làng xã Việt trong hơn 40 năm. Nội dung cuốn sách cung cấp những thông tin, kiến thức cơ bản nhất về các khía cạnh đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của làng Việt cổ truyền; là tài liệu tham khảo có giá trị đối với các nhà hoạch định chính sách nông nghiệp, nông thôn, các nhà nghiên cứu khoa học, các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên và độc giả quan tâm đến làng xã Việt Nam.

Đông Dương: Một nền thuộc địa nhập nhằng giai đoạn 1858-1954

Tác giả: Pierre Brocheux, Daniel Hémery. Người dịch: Phạm Văn Tuân. Hiệu đính: Thư Nguyễn. Nhà xuất bản Thế giới liên kết Công ty CP sách Omega Việt Nam.

Dựa trên tư liệu, tác phẩm và các công trình cũ – mới, cuốn sách đề cập đến những nhập nhằng trong xung đột và trong tiếp xúc giữa thực dân và dân bị trị. Nó đặt vấn đề về quá trình đô hộ của Pháp trên bán đảo, những cấu trúc và vận hành của bộ máy quyền lực cũng như bộ máy khai thác kinh tế, sự rạn nứt của xã hội thuộc địa và các xã hội bị trị, phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp, những chủ nghĩa quốc gia và các biến động xã hội trên toàn cõi Đông Dương.

Thơ Nôm Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tác giả: Kiều Thu Hoạch. Nhà xuất bản Khoa học xã hội liên kết Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam.

Qua cuốn sách, tác giả xử lý một vấn đề rất khó mà giới nghiên cứu văn học trung đại bỏ ngỏ, nếu không nói là chịu bó tay: phân định rõ hơn 30 bài thơ Nôm bị chép lẫn giữa Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm tồn tại hơn 60 năm nay (Tính từ thời điểm xuất bản công trình Nguyễn Trãi quốc âm thi tập do Phạm Trọng Điềm, Trần Văn Giáp phiên âm chú giải, Nhà xuất bản Văn sử địa 1956, tới nay).

Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ da đầu

Tác giả: Trần Thiết Sơn (Chủ biên). Nhà xuất bản: Y học

Cuốn sách gồm 5 phần và 31 chương. Mỗi chương đều được trình bày với phần kiến thức cơ bản và được minh hoạ bằng các ca lâm sàng. Trong từng ca lâm sàng, các tác giả cố gắng mô tả chính xác các kỹ thuật thực hiện. Ấn phẩm là nguồn tài liệu minh hoạ quý để giúp các bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật cho những trường hợp tương tự của mình.

Chuyển đổi số thế nào?

Tác giả: Hồ Tú Bảo, Nguyễn Nhật Quang. Nhà xuất bản: Thông tin và Truyền thông.

Cuốn sách được chia thành 6 chương. Chương 1 tóm tắt những khái niệm và vấn đề cơ bản của chuyển đổi. Chương 2 giới thiệu phương pháp luận ST-235. Bốn chương tiếp theo trình bày về làm chuyển đổi số quốc gia, các lĩnh vực kinh tế-xã hội, các địa phương và doanh nghiệp nhìn theo phương pháp luận ST-235.

Trong cuốn sách, những câu hỏi như chuyển đổi số có vai trò như thế nào và con người phải bắt đầu từ đâu cũng là điều hai tác giả Hồ Tú Bảo, Nguyễn Nhật Quang đặt ra.

Mỹ thuật Việt soi từ phía khác

Tác giả: Trần Hậu Yên Thế. Nhà xuất bản: Mỹ thuật.

Mỹ thuật Việt soi từ phía khác là tập hợp 25 bài chuyên khảo về lịch sử mỹ thuật Việt Nam của tác giả Trần Hậu Yên Thế, có sự trình bày khác biệt với hầu hết sách lịch sử mỹ thuật. Trong các bài viết, phần hình ảnh luôn được đưa lên trước, mục đích cung cấp tư liệu cho độc giả. Phần phân tích, lập luận, biện giải của tác giả ở phía sau, nhất quán với nguyên tắc soi tới đâu nói tới đó.

Nghệ thuật dessin

Tác giả: Nguyễn Đình Đăng. Nhà xuất bản Dân trí liên kết Công ty CP Văn hóa Đông A.

Đây là lần đầu tiên các kiến thức về nghệ thuật và chất liệu vẽ dessin, kể từ thế kỷ XIII-XV, được tổng hợp và hệ thống hóa trong mối liên hệ mật thiết với lịch sử mỹ thuật, triết học và khoa học trong cùng một cuốn sách.

Cụ thể, lịch sử tiến triển, nền tảng lý thuyết và triết học của nghệ thuật dessin được trình bày trong cuốn sách này sẽ giúp người đọc nhận thức được bản chất của dessin. Chi tiết về tính chất và cách sử dụng của hầu hết chất liệu được dùng để vẽ dessin cũng sẽ được mô tả kỹ lưỡng như một cẩm nang để tiện tra cứu.

Ngoài ra, tổng quan về các phương pháp dạy và học vẽ dessin từ thời Phục Hưng tới thế kỷ XX sẽ cung cấp một hình dung tổng thể về sự phát triển trong việc rèn luyện nghệ thuật dessin. Tóm tắt tiểu sử hoạt động của 34 danh họa vẽ dessin tiêu biểu, của bản thân tác giả, cũng như các giai thoại về các danh họa được kể lại trong cuốn sách chắc chắn sẽ tạo cảm hứng cho nhiều họa sỹ, sinh viên mỹ thuật cũng như tất cả những ai say mê nghệ thuật này.

Bộ sách: Hít hà mùi đất nước (6 cuốn)

Tác giả: Mình là Hũ (viết), Trúc Nhi Hoàng (vẽ). Nhà xuất bản Hà Nội liên kết Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam.

Bộ sách Hít hà mùi đất nước gồm 6 cuốn tranh màu, hướng đến độc giả cuối mẫu giáo đầu tiểu học để tạo dựng và định hình nhận thức xanh – sạch – hiểu sâu về thiên nhiên xung quanh ta.

Mỗi trang sách đều có 1 hoạt động vui chơi kèm theo nội dung câu chuyện, mục đích để các độc giả tập trung chú ý, không bị tiếp thu một chiều. Cuối mỗi cuốn còn có phần giải đáp kiến thức khoa học đơn giản và hướng dẫn làm các hoạt động bảo vệ môi trường ngay tại môi trường mình sống.

Joni mặt tịt và đồng bọn tinh nghịch

Giải C

Kỷ nguyên chủ nghĩa tư bản giám sát – Cuộc chiến vì tương lai loài người ở biên giới mới của quyền lực

Tác giả: Shoshana Zuboff. Biên dịch: Mai Chí Trung. Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia Sự thật.

Lấy ba tập đoàn công nghệ khổng lồ Google, Facebook và Microsoft làm trung tâm phân tích, tác giả cuốn sách giúp người đọc thấu hiểu được các khía cạnh chưa từng có của hoạt động tư bản giám sát và mức độ nghiêm trọng cũng như những hậu quả mà nó đang gây ra cho cuộc sống chúng ta.

Phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam Việt Nam

Tác giả: Dương Thanh Mừng. Nhà xuất bản: Đà Nẵng.

Với cấu trúc chia làm ba chương, công trình sẽ lần lượt đi vào phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề như: Các nhân tố tác động đến sự hình thành phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam; những nội dung chính mà phong trào đã thể hiện; đặc điểm, vai trò của phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam đối với đời sống văn hóa, xã hội, với Đạo pháp cũng như đối với sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc.

Bảo vật quốc gia – Lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Tác giả: Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Nhà xuất bản: Văn hóa dân tộc.

Cuốn sách giới thiệu 20 bảo vật (tính đến thời điểm xuất bản, quý IV/2021) có niên đại từ hơn hai nghìn năm trước (thuộc văn hóa Đông Sơn) cho đến thế kỷ XX. Các bảo vật về cơ bản được phân bố ở ba giai đoạn lịch sử: Bảo vật thuộc giai đoạn Văn hóa Đông Sơn, Bảo vật thuộc giai đoạn lịch sử Trung đại, Bảo vật giai đoạn lịch sử Cận – Hiện đại.

Bệnh học nội khoa (02 tập)

Tác giả: Tập 1. Chủ biên: PGS.TS Đỗ Gia Tuyển, GS.TS Ngô Quý Châu, PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, TS Nguyễn Trung Anh.

Tập 2. Chủ biên: PGS.TS Đỗ Gia Tuyển, PGS.TS Trần Ngọc Ánh, PGS.TS Nguyễn Hà Thanh, PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân, PGS.TS Đặng Quốc Tuấn, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng.

Nhà xuất bản: Y học.

Ấn phẩm do tập thể các giáo sư, bác sĩ giảng viên của các bộ môn: Nội tổng hợp, Tim mạch, Hồi sức cấp cứu, Huyết học, Lão khoa của Trường Đại học Y Hà Nội biên soạn.

Trong khi biên soạn, các tác giả đã kế thừa những kiến thức kinh điển và cố gắng cập nhật những kiến thức mới trong y học, những tiến bộ về kỹ thuật và những phương pháp thăm dò chẩn đoán hiện đại, cập nhật các thông tin mới về các phương pháp điều trị, nhằm cung cấp cho sinh viên y khoa và cán bộ y tế những kiến thức cơ bản có hệ thống về môn Bệnh học nội khoa.

Cây thuốc của dân tộc Vân Kiều và dân tộc Pa Kô ở Quảng Trị

Tác giả: Ninh Khắc Bản (Chủ biên), Phan Văn Kiệm, Ninh Khắc Thanh Tùng. Nhà xuất bản: Khoa học tự nhiên và Công nghệ

Cuốn sách trình bày một cách khái quát về tri thức sử dụng thực vật làm thuốc và giới thiệu 110 loài cây phổ biến được các cộng đồng dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Đakrông và huyện Hướng Hóa sử dụng từ rất lâu đời, đặc biệt là trong cuộc chiến tranh chống giặc, cứu nước. Đây cũng là các cây thuốc hiện vẫn tiếp tục được sử dụng để trị bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Cơ cấu trí khôn

Tác giả: Howard Gardner. Người dịch: Phạm Toàn. Hiệu đính: Nguyễn Dương Khuê, Phạm Anh Tuấn. Nhà xuất bản: Tri thức.

Ấn phẩm của Howard Gardner giúp người đọc có một cách nhìn tâm lí học vào trí khôn người. Trong cuốn sách, những dạng trí khôn được trình bày và khảo sát gồm: trí khôn ngôn ngữ, trí khôn âm nhạc, trí khôn logic – toán, trí khôn không gian, trí khôn tri giác cơ thể ở dạng vận động và trí khôn cá nhân. Chúng không nhất thiết bộc lộ hết ở một con người, và cũng không cần phải có tất cả để thực hiện một dạng kỹ năng và kỹ xảo nào đó.

Chơi Jazz ở Việt Nam

Tác giả: Stan BH Tan – Tangbau, Quyền Văn Minh. Nhà xuất bản: Hội Nhà văn liên kết Công ty CP Sách Omega Việt Nam.

Cuốn sách kể lại câu chuyện về việc jazz đã ra đời ở Việt Nam như thế nào. Tập trung vào câu chuyện cuộc đời của nghệ sĩ Quyền Văn Minh – người đã tận hiến đời mình cho việc phát triển jazz ở mảnh đất quê hương – sách thuật lại sống động cách nhạc jazz được nghe, được học và được biểu diễn.

Linh ứng: Hành trình của kẻ siêu vô thần đến thế giới tâm linh

Tác giả: Nguyễn Mạnh Tuấn. Nhà xuất bản Dân trí liên kết Công ty TNHH Văn hóa sáng tạo Trí Việt (First News).

Cuốn sách kể câu chuyện có thật về hành trình của gia đình nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn đi tìm hài cốt liệt sĩ Nguyễn Minh Khôi – người anh trai đã hy sinh trong cuộc chiến tranh khốc liệt, với những câu chuyện ly kỳ, bí ẩn.

Theo tác giả, đây là cuốn sách cung cấp tư liệu về những nhà ngoại cảm sở hữu năng lực nằm ngoài phạm vi lý giải của khoa học. Cuốn sách cũng là minh chứng cho việc dẫu thời gian có qua đi, vết thương chiến tranh vẫn còn đó, vẫn dày vò những người ở lại.

Kể chuyện trên mặt nước

Tác giả: Lương Linh. Nhà xuất bản: Hà Nội liên kết Công ty TNHH Doanh nghiệp Xã hội SUNBOX.

Cuốn sách là bản tổng thuật về rối nước bằng tranh minh họa, phù hợp cho những ai yêu quý và muốn tìm hiểu về một trong những hình thức nghệ thuật dân gian lâu đời của Việt Nam.

Mùa hè đáng nhớ của Vàng A Lềnh và Vừ Mí Lùng

Tác giả: Dương Đình Lộc. Nhà xuất bản: Dân trí.

Cuốn sách gồm 14 câu chuyện xoay quanh cuộc sống của gia đình hai cậu bé người Mông Vàng A Lềnh và Vừ Mí Lùng trên mảnh đất Hồng Thái đẹp, bình yên.

Người đọc hồi hộp với chuyến hành trình, trải nghiệm trong một mùa hè đáng nhớ của hai bạn nhỏ: chuyến phiêu lưu đầy may rủi khi đi tìm vàng ở con suối Khuổi Nhi, mạo hiểm đi tìm nhân sâm quý, đánh nhau với gấu ngựa khổng lồ trong rừng Cấm…

Bộ sách: 15 bí kíp giúp tớ an toàn (7 cuốn)

Tác giả: Nguyễn Hương Linh, Hoàng Anh, Dương Thùy Ly, Nguyễn Trọng An, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Hồng Ánh, Thu Thủy. Nhà xuất bản: Kim Đồng.

Bộ sách giới thiệu cho trẻ những kỹ năng an toàn trong cuộc sống thường ngày, ở những nơi thân thuộc, thường xuyên tiếp xúc như ngay trong ngôi nhà, trường lớp, trên sông hồ hay môi trường Internet… đầy tính thiết thực và hữu ích.

Giải Khuyến khích

FPT bí lục – Khám phá văn hóa doanh nghiệp tại FPT

Tác giả: Nguyễn Thành Nam, Phan Phương Đạt, Lê Đình Lộc, Nông Thị Bích Vân, Nguyễn Thu Huệ. Nhà xuất bản Hà Nội liên kết Công ty CP Sách Thái Hà.

Cuốn sách tiết lộ nhiều khía cạnh văn hóa FPT thông qua các sự kiện và câu chuyện được giữ kín. Nhóm tác giả đã tham khảo, nghiên cứu hàng nghìn trang viết về thực tiễn cuộc sống, văn hóa của FPT thông qua các cuốn sử ký, lược sử, nội san… do chính người FPT ghi chép lại trong hơn 30 năm qua cũng như gặp gỡ, phỏng vấn, trò chuyện với các nhân chứng sống, là các sáng lập viên, lãnh đạo các cấp, những người có ảnh hưởng quan trọng trong quá trình hình thành văn hóa FPT.

Chủ nghĩa tư bản không có tư bản – Sự trỗi dậy của nền kinh tế vô hình

Tác giả: Jonathan Haskel, Stian Westlake. Biên dịch: Nguyễn Thanh Sơn. Hiệu đính: Phùng Đức Tường. Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia Sự thật.

Cuốn sách đi sâu phân tích các đặc tính quan trọng của tài sản vô hình và những tác động của chúng đến nền kinh tế, từ đó chỉ ra cách các nhà quản lý, nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách có thể khai thác các đặc điểm của nền kinh tế vô hình để phát triển doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc: Biến đổi kinh tế và xung đột quân sự từ năm 1500 đến năm 2000

Tác giả: Paul Kennedy. Người dịch: Nguyễn Thanh Xuân. Nhà xuất bản Thế giới liên kết Công ty CP Sách Omega Việt Nam.

Tác phẩm là một công trình nghiên cứu chi tiết về sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc hùng mạnh trong suốt năm thế kỷ, giúp độc giả giải đáp những vướng mắc: Để trở thành cường quốc, một quốc gia phải đánh đổi những gì?, Điều gì khiến các cường quốc truyền thống ở châu Âu dần lụi tàn?, Đứng trước hiện tại khó khăn, các quốc gia có thể học hỏi được gì từ quá khứ để không đi vào vết xe đổ của những đế chế một thời?

Phi châu thịnh vượng – Lịch sử 5000 năm của sự giàu có, tham vọng và nỗ lực

Tác giả: Martin Meredith. Người dịch: Nguyễn Sinh Viện, Nguyễn Hoàng Minh, Đỗ Hoàng. Nhà xuất bản Thế giới liên kết Công ty CP Sách Omega Việt Nam.

Cuốn sách là bức tranh toàn cảnh lịch sử của châu Phi rộng lớn được chuyển tải qua gần 1.000 trang sách.

Ông Hoàng Đỗ, một trong ba dịch giả của cuốn sách nhận định tác phẩm này đưa đến góc nhìn đa diện từ chính trị, lịch sử, kinh tế đến văn hóa. Ngoài ra, ở góc nhìn nghiên cứu quan hệ quốc tế, cuốn sách cung cấp các thông tin giúp lý giải các vấn đề của châu Phi hiện đại, vốn đã có cội rễ từ rất lâu trong lịch sử, nhất là ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân.

Bí mật của thung lũng Silicon và những bài học từ thần kỳ kinh tế Hi -Tech

Tác giả: Deborah Perry Piscione. Người dịch: Đỗ Thị Thu Trà, Lê Tùng Quân. Chủ trương và hiệu đính: Nguyễn Xuân Xanh. Nhà xuất bản: Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

Cuốn sách giải mã những bí ẩn của trung tâm kinh tế công nghệ cao chưa từng có trong lịch sử. Đó là nơi hợp lưu của những dòng chảy lớn: của cuộc cách mạng công nghệ transistor và chip có năng lực tàng hình ngày càng sâu vào các thiết bị dân sự và quốc phòng; của lòng đam mê công nghệ, của tuổi trẻ, của tinh thần khởi nghiệp lập thân đầy tự hào như một tiếng gọi; của giáo dục đại học kinh doanh, như suối nguồn tri thức cung cấp dồi dào tài năng trẻ; của phương thức kinh doanh mới, có tinh thần chia sẻ, liên kết cao nhất, cùng phát triển, sẻ chia thất bại và cùng hưởng vinh quang; của tinh thần chấp nhận rủi ro một cách rất tự nhiên như một sự vấp ngã để rồi đứng dậy khởi nghiệp tiếp; của vùng đất mà cơn sốt vàng từng thu hút những con người mạo hiểm và có động cơ cao.

Khái niệm then chốt trong nghiên cứu giới

Tác giả: Jane Pilcher, Imelda Whelehan. Người dịch: Nguyễn Thị Minh. Nhà xuất bản: Phụ nữ Việt Nam.

Các tác giả đã cùng chọn lọc và tập hợp 50 khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu giới hiện nay, như bình đẳng, dị tính luyến ái, lao động tình dục, giới, phân công lao động trong gia đình… Mỗi khái niệm được viết theo cấu trúc: giới thiệu lịch sử ra đời; diễn giải nội hàm; mô tả quá trình phê phán và phát triển. Cuối mỗi khái niệm, nhóm tác giả có phần “Xem thêm” (dẫn những khái niệm liên quan) và “Đọc thêm” (giới thiệu các tài liệu để độc giả tham khảo nhằm đào sâu hơn).

Giá trị văn hóa của Đạo Cao Đài

Tác giả: Đinh Quang Tiến (Chủ biên). Nhà xuất bản: Tôn giáo.

Cuốn sách giới thiệu khái quát đạo Cao Đài, một số thuật ngữ, khái niệm liên quan về văn hóa, giá trị văn hóa, tìm hiểu các giá trị nhận thức, đạo đức, thẩm mỹ của đạo Cao Đài và phân tích sự tác động của giá trị văn hóa đến đời sống bộ phận cư dân ở Nam Bộ.

Hai nhà máy thủy điện ngầm của Việt Nam

Tác giả: A.V. Sklyarenko, O.D. Zvyagin. Người dịch: Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Xuân Hòa, Lê Đức Mẫn, Trần Quốc Tiến, Bùi Sỹ Hùng, Phạm Hồng Hải. Nhà xuất bản: Khoa học và Kỹ thuật.

Cuốn sách khái quát kinh nghiệm nhiều năm xây dựng hai nhà máy thủy điện ngầm ở Việt Nam với sự giúp đỡ về kỹ thuật của các cơ quan thiết kế, viện nghiên cứu khoa học, xí nghiệp và chuyên gia Nga. Nội dung cô đọng trong hơn 400 trang sách là những bài học quý báu cho những ai làm việc liên quan tới thiết kế, xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện.

Nghệ thuật tư duy dựa trên dữ liệu – Để ra quyết định thông minh hơn trong một thế giới không chắc chắn

Tác giả: Hoàng Hữu Đà. Nhà xuất bản: Trẻ.

Cuốn sách giúp độc giả có thể tiếp cận những điều thú vị về thống kê học và phân tích dữ liệu, tìm hiểu được về một số sai lầm thường gặp khi nhìn vào các con số trong nghiên cứu hoặc đưa ra bởi truyền thông. Độc giả cũng sẽ thấy được rằng những con số thống kê có mặt ở mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống và chúng có thể cho ta những cách nhìn mới về thế giới xung quanh.

Nguyên lý và cấu trúc các cơ cấu máy

Tác giả: PGS Hà Văn Vui, PGS.TS Nguyễn Chỉ Sáng, TS Phan Đăng Phong. Nhà xuất bản: Bách khoa Hà Nội.

Sách được trình bày dưới dạng sổ tay về các loại cơ cấu máy. Phần lý thuyết về các cơ cấu được trình bày ngắn gọn, không đi sâu vào phân tích nguyên lý và tính toán động lực học. Nội dung mỗi chương là tập hợp các ví dụ về sơ đồ kết cấu hoặc kết cấu, phương pháp truyền và biến đổi chuyển động cũng như phạm vi ứng dụng của các cơ cấu.

Kết cấu sách bao gồm 13 chương với nội dung đề cập đến hầu hết loại cơ cấu của các máy móc, thiết bị trong các ngành công nghiệp.

Kiến trúc nhà cổ Hội An qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích

Tác giả: Viện Bảo tồn di tích. Chủ biên: Ths. Đặng Khánh Ngọc. Nhà xuất bản: Văn hóa dân tộc.

Cuốn sách giới thiệu các bản vẽ tổng thể, ảnh tư liệu và mặt đứng một số tuyến phố đặc trưng của Hội An, hơn 20 ngôi nhà cổ điển hình do các chuyên gia Ba Lan, kiến trúc sư Việt Nam thực hiện trong những năm qua. Bên cạnh đó, còn có bài viết, ảnh hiện trạng minh họa về đặc điểm, giá trị và phần nào sự biến đổi của kiến trúc từng ngôi nhà.

Trang phục và nét văn hóa của các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam

Tác giả: Đỗ Đức. Nhà xuất bản: Mỹ thuật.

Ấn phẩm này là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật miệt mài và tận hiến của họa sĩ Đỗ Đức trong nhiều năm qua. Cuốn sách có kết cấu 3 phần: Trang phục của một số dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam; nét văn hóa và đời sống của một số dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam qua tản văn, tạp bút, truyện ngắn, phóng sự, ghi chép; tranh miền núi và cao nguyên đá.

Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn – Ký ức rực rỡ

Tác giả: Lâm Nguyễn Kha Liêm (tranh), Phạm Công Luận (bài). Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc liên kết Công ty CP Văn hóa Phương Nam.

Những di sản kiến trúc một thời, các điểm đến tâm linh, những phương tiện giao thông, minh tinh Sài Gòn một thuở và cảnh sinh hoạt đời sống phong phú từng ghi dấu trong ký ức của nhiều người lần lượt hiện lên qua ngòi bút của nhà báo Phạm Công Luận và những bức tranh kỳ công của họa sĩ trẻ Kha Liêm.

Nam Kỳ kiến trúc khảo lược

Tác giả: Tử Yếng Lương Hoài Trọng Tính. Nhà xuất bản: Thuận Hóa.

Tác phẩm khảo cứu về tên gọi, hình thức, kết cấu phổ biến của kiến trúc Nam Bộ giai đoạn từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX (1802-1945). Từ công phu tổng hợp và phân tích nguồn tư liệu phong phú, sinh động, công trình đã được biên soạn trong nhiều năm và hoàn thành vào năm 2023.

Từ nội dung của công trình nghiên cứu, tác giả cung cấp cho độc giả, nhất là giới nghiên cứu những hiểu biết cơ bản, sâu rộng về các loại hình kiến trúc Nam Bộ từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX.

EGO – Người (EGO – Bản thể – EGO cộng đồng – Không gian nghệ thuật đại đô thị cộng đồng (03 tập)

Tác giả: Ngô Xuân Bính. Nhà xuất bản: Thế giới.

Bộ sách giới thiệu hàng trăm tác phẩm nghệ thuật với nhiều chất liệu khác nhau của họa sĩ Ngô Xuân Bính. Nhận xét về các tác phẩm, tiến sĩ Nguyễn Quang – Giám đốc Chương trình Định cư Con người UN-Habitat tại Việt Nam – viết: “Khác biệt trong từng ý tưởng sáng tạo. Tài hoa và tinh túy trong từng hình khối, đường nét. Rung cảm với những thèm khát và yêu thương rất con người. Công trình hội họa – điêu khắc Ngô Xuân Bính là sự pha trộn tài tình của nhân sinh quan Việt – Á Đông với tư tưởng tự do và duy lý của phương Tây…”.

Bộ sách: Những đứa trẻ hạnh phúc (10 cuốn)

Tác giả: Lê Anh Vinh (chủ biên), Bùi Thị Diển (nội dung), Bùi Việt Duy (minh họa). Nhà xuất bản: Kim Đồng.

Bộ sách gồm 10 cuốn, tái hiện thế giới tuổi thơ muôn màu với những câu chuyện dung dị, đời thường nhưng cũng đầy bất ngờ và ý nghĩa của các bạn nhỏ thuộc các dân tộc Việt Nam: Kinh, Thái, Hà Nhì, Ê-đê, Gia-rai, Ba-na, Mnông, Hmông, Chăm, Khmer.

Bộ sách: Em yêu Việt Nam mình (1. Mái nhà trên cao nguyên. 2. Tiếng rừng. 3. Trở về)

Tác giả: Chiều Xuân, Họa sĩ: Heg. Nhà xuất bản: Hà Nội liên kết Công ty TNHH Truyền thông LionBooks Việt Nam.

Bộ sách khai thác chất liệu từ miền đất đại ngàn Tây Nguyên, nhằm nuôi dưỡng tâm hồn, tình yêu sách, yêu thiên nhiên, quê hương đất nước ở các bạn nhỏ.

Bộ sách gồm 3 cuốn là hành trình của bạn voi Đing Đoong từ khi còn nhỏ sống cùng buôn làng và đồng bào Ê Đê. Đến khi lớn lên, được sự ủng hộ của mọi người, Đing Đoong sau bao nỗ lực đã về với rừng và gia đình của mình.

Chuồn chuồn ớt tìm mẹ

Tác giả: Nguyễn Hồng Chiến. Nhà xuất bản: Kim Đồng.

Truyện kể về hành trình tìm mẹ của Chuồn Chuồn Ớt từ một bé Bọ Ăn Mày ở xóm Bùn, vốn mồ côi, quanh năm kiếm ăn nơi đáy ao, ẩn mình trên các câu rong và an phận với cuộc sống thường ngày. Mỗi thử thách là một bài học hấp dẫn cùng những câu chuyện kì thú về thế giới các loài sống trên mặt đất.

Ấn phẩm sẽ mang lại cho các em thiếu nhi nhiều điều mới lạ về đặc điểm, hình dáng, màu sắc, tập tính riêng của của các loài động thực vật.

Giải thưởng Sách Quốc gia do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức. Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ sáu (2023) tổ chức ngày 29/12/2023 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội). Đơn vị tài trợ Kim cương: Ngân hàng VIB, Đơn vị tài trợ bạc: THACO.

Nguồn: https://znews.vn/41-tac-pham-doat-giai-thuong-sach-quoc-gia-lan-thu-sau-post1452416.html

Sinh viên Trường Đại học Đông Á thăm, tìm hiểu hoạt động tại Nhà xuất bản Đà Nẵng

Sinh viên Trường Đại học Đông Á thăm, tìm hiểu hoạt động tại Nhà xuất bản Đà Nẵng

Ngày 27.11, hơn 100 sinh viên năm thứ nhất khoa Marketing Trường Đại học Đông Á đến thăm, giao lưu và tìm hiểu về hoạt động tại Nhà xuất bản Đà Nẵng.

Tại buổi giao lưu, các bạn sinh viên đã có những câu hỏi liên quan đến công tác xuất bản nói chung và hoạt động của Nhà xuất bản Đà Nẵng nói riêng; những kỹ năng cần thiết và cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên tốt nghiệp các ngành thuộc khoa Marketing của Đại học Đông Á trên lĩnh vực xuất bản; vấn đề xuất bản, phát hành và phát triển văn hóa đọc trong thời đại công nghệ số…

Đặc biệt, với sự gợi ý từ lãnh đạo Nhà xuất bản Đà Nẵng và giảng viên hướng dẫn, các bạn sinh viên đã tìm hiểu, nghiên cứu các thông tin từ website, fanpage và trang thương mại điện tử của Nhà xuất bản Đà Nẵng, từ đó hiến kế những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quảng bá, phát hành sách cũng như đưa sách tiếp cận tốt hơn đến giới trẻ.

Đại diện lãnh đạo Nhà xuất bản Đà Nẵng cung cấp thông tin và trao đổi thẳng thắn về những vấn đề sinh viên quan tâm; đồng thời nhìn nhận, qua hoạt động giao lưu, cho thấy sự năng động, thái độ nghiêm túc trong học tập cũng như những kỹ năng giao lưu, giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất của Trường Đại học Đông Á; Lãnh đạo Nhà xuất bản Đà Nẵng tặng quà, cảm ơn và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các bạn trẻ để đưa vào thực tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà xuất bản Đà Nẵng trong thời gian tới.

A.Q

Nghiêm cẩn trong nghiên cứu sử Việt từ tài liệu nguồn

Nghiêm cẩn trong nghiên cứu sử Việt từ tài liệu nguồn

 ANH QUÂN
Bìa tập sách “Sử Việt nhìn từ tài liệu nguồn”.
Bìa tập sách “Sử Việt nhìn từ tài liệu nguồn”.

GS. Trần Kinh Hòa sinh ngày 28/9/1917 tại Đài Trung, Đài Loan, mất ngày 19/11/1995 tại TP.Hồ Chí Minh. Ông theo học tại Đại học Keio (Nhật Bản), tốt nghiệp cử nhân năm 1942 về lĩnh vực sử Đông phương.

Giai đoạn từ tháng 3/1943 đến tháng 9/1945, theo thỏa thuận giữa hai chính phủ Nhật và Pháp, ông đến Hà Nội, thực tập tại Trường Viễn Đông Bác cổ. Ở đây, ông học tiếng Việt và lịch sử Đông Nam Á; cưới vợ người Việt là bà Đặng Thị Hòa, dòng dõi danh gia Đặng Đức, làng Hành Thiện, phủ Xuân Trưởng, tỉnh Nam Định.

“Có thể nói, ông là nhà khoa học có kiến thức uyên thâm. Về ngôn ngữ, ông có thể đọc và viết tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Việt, tiếng Anh; nói được các thứ tiếng Nhật, Việt, Anh, Pháp, các phương ngữ Trung Quốc: Quan Thoại, Phúc Kiến và Quảng Đông. Đặc biệt, ông am hiểu sâu rộng lĩnh vực cổ sử Trung Hoa.

Với vốn liếng ngôn ngữ và vị thế điều hành Ủy ban Phiên dịch (Sử liệu Việt Nam tại Viện Đại học Huế – A.Q), ông đã tham khảo được nhiều tài liệu gốc trong các thư viện, các kho lưu trữ tại Việt Nam, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản. Là người Công giáo, ông dễ dàng tiếp cận các kho lưu trữ ở phương Tây…

Về kiến thức giảng dạy, kiến thức sâu rộng nhất của ông là lịch sử Đông Nam Á…”. Đó là những nhận định của TS. Nguyễn Văn Đăng (Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế) trong bài viết “Về hoạt động của nhà Đông phương học Trần Kinh Hòa (1917 – 1995) trên đất Việt Nam” trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (90) năm 2012.

Nhờ vào sự so sánh, đối chiếu nhiều nguồn tư liệu khác nhau cùng sự nghiên cứu nghiêm cẩn, công phu của mình, GS. Trần Kinh Hòa đưa ra được những nội dung mới, những nhận định thú vị… trong từng đề tài.

Điển hình là phát hiện trong bài viết “Đại Nam thực lục và châu bản triều Nguyễn”: “Không cần phải nói đến việc sáng tạo và phổ biến “chữ Nôm”, thì trong khi sử dụng chữ Hán, người Việt cũng không sử dụng chính tự thông dụng Trung Quốc, mà cố ý dùng những tục tự của Trung Quốc như là chính tự của Việt Nam, tâm lý này có thể nói là khá kỳ lạ”.

Trong bài viết “Vãng Tân nhật ký của Nguyễn Thuật”, không chỉ nêu những vấn đề liên quan đến chuyến đi sứ của Hà Đình Nguyễn Thuật, GS. Trần Kinh Hòa dẫn nhiều sử liệu liên quan, làm sáng tỏ quan hệ Việt – Trung – Pháp thời bấy giờ.

Như nói về quan hệ bang giao giữa triều Nguyễn và nhà Thanh, GS. Trần Kinh Hòa viết: “Theo Quang Tự hội điển, quyển 39, kỳ cống của Việt Nam đối với nhà Thanh là bốn năm một lần, nhưng trên thực tế, mối quan hệ triều cống giữa Việt Nam và Thanh triều khá lỏng lẻo, sơ sài.

Theo điều tra của giáo sư Wada Hironori, trong khoảng thời gian 49 năm kể từ năm đầu niên hiệu Gia Long (năm Gia Khánh thứ 7, 1802), triều Nguyễn ra đời, cho đến năm Tự Đức thứ ba (năm Đạo Quang thứ 30, 1850) khi phong trào Thái Bình Thiên Quốc nổ ra, Việt Nam đến Trung Hoa triều cống tổng cộng 13 lần; tuy kỳ hạn triều cống khác nhau, nhưng so với Triều Tiên triều cống 49 lần, Lưu Cầu triều cống 38 lần, Tiêm La triều cống 23 lần, thì rõ ràng việc triều cống của Việt Nam khá sơ sài, buông lỏng. Giáo sư Wada cho rằng mối quan hệ triều cống xa cách như thế, là vì triều Nguyễn có thái độ tự chủ nên mới gây khó dễ như thế”.

Hay về tên gọi của sách “Đại Việt sử lược”, sau khi phân tích các sử liệu, GS. Trần Kinh Hòa nhận định một cách chắc chắn “…rõ ràng các sử gia đời Thanh đã không chấp nhận tên sách gốc là Đại Việt sử lược, mà gạch bỏ chữ Đại và chỉ ghi tên sách là Việt sử lược.

Riêng cá nhân tôi là một sử gia theo quan điểm khách quan, bài xích chủ nghĩa nước lớn trong phương diện chính trị và văn hóa, cộng thêm thư tịch này khá gần gũi và thuận tiện để khảo sát về mối tương quan với một sử tịch triều Trần khác là Đại Việt sử ký, do đó tôi chủ trương khôi phục tên sách gốc của sách này, vì thế trong khảo cứu này tôi đều sử dụng tên gọi Đại Việt sử lược”.

 ANH QUÂN

“Viên ngọc quý” trong nghệ thuật điêu khắc Champa xứ Quảng

Đà Nẵng cuối tuần

“Viên ngọc quý” trong nghệ thuật điêu khắc Champa xứ Quảng

“Không còn tồn tại từ lâu nhưng vương quốc cổ Champa đã để lại trên dải đất đồng bằng ven biển miền Trung nước ta nhiều di sản văn hóa đặc sắc. Và trong những di sản đó, lớn nhất, giá trị nhất và cũng phong phú nhất là di sản tượng cổ… Ngay từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học đã bắt đầu công việc xâu từng hiện vật đã được phát hiện lẻ tẻ ở nhiều nơi vào một “chuỗi ngọc” tượng cổ Champa, một trong những chuỗi ngọc điêu khắc cổ đẹp nhất và giá trị nhất của khu vực Đông Nam Á”.

PGS, TS Ngô Văn Doanh – người có hơn 40 năm tham gia nhiều cuộc điều tra các di tích và di vật Champa tại một số tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên, có cơ hội phát hiện và nghiên cứu những hiện vật và tượng cổ Champa, đánh giá như vậy trong cuốn sách “Nghệ thuật Champa – Tượng các thần Hindu giáo” (NXB Đà Nẵng, tháng 10-2023). Trong đó, PGS, TS Ngô Văn Doanh nhấn mạnh, tượng các vị thần (các thần Hindu giáo) là mảng tượng lớn nhất và quan trọng nhất của nghệ thuật Champa mới được phát hiện từ sau năm 1975. Đây chính là những “viên ngọc mới”, để ngày càng hoàn thiện thêm chuỗi ngọc tượng cổ Champa.

Độc đáo trong điêu khắc tượng thần Hindu giáo

Với việc phân loại các thần ở 3 phần: Siva và các thần Saivism, Vinus và các thần Vaisnavism cùng các á thần, tác giả đưa người đọc tiếp cận một cách có hệ thống về các thần trong thần thoại Ấn Độ; qua đó hình dung dễ dàng về phong cách nghệ thuật, tín ngưỡng, tôn giáo… tại các công trình kiến trúc của Champa.

Về tượng thần Siva, ở xứ Quảng, PGS, TS Ngô Văn Doanh có sự phân tích khá sâu trên cơ sở kết quả khai quật, khảo cổ và nghiên cứu từ trước đến nay, từ đó chỉ ra những nét đặc trưng, độc đáo của từng hiện vật. Theo đó, là những đặc trưng điêu khắc trong thời vàng son rực rỡ của vương quốc cổ Champa trên đất Quảng Nam và Đà Nẵng, với các tượng thần Siva thể hiện rõ phong cách Mỹ Sơn E.1 (thế kỷ thứ VIII), phong cách Đồng Dương, phong cách Khương Mỹ (cuối thế kỷ IX, đầu thế kỷ X), phong cách Trà Kiệu (thế kỷ X), phong cách Chánh Lộ (thế kỷ XI)…

Hay khi tiếp cận tượng Siva Phú Hưng, tỉnh Quảng Nam (hiện trưng bày tại Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi do cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ngãi thu được từ một người buôn đồ cổ năm 1994), tác giả phát hiện ra rằng “pho tượng Phú Hưng là một tác phẩm điêu khắc cổ không chỉ đẹp mà còn khá nguyên vẹn, là một pho tượng độc nhất vô nhị được biết thể hiện Siva – người thầy lớn (Siva Mahaguru) của nghệ thuật Champa”.

Với tượng Siva Hội An, PGS, TS Ngô Văn Doanh nhận ra ngay ở pho tượng những nét đặc trưng rất riêng và rất lạ “mà tôi chưa hề thấy ở các tượng cổ Chăm đã được biết đến từ trước đến giờ”. Theo tác giả, khi mới được phát hiện vào năm 1989 tại khu vực Lăng Bà (Cẩm Thanh, Hội An), thì “người Việt đã bồi đắp và biến đổi pho tượng cốt vốn là nam thần của người Chăm thành pho tượng mới mang giới tính nữ: tượng Bà”. Nét đặc trưng rất riêng và rất lạ ở pho tượng này, được tác giả chỉ ra; từ “bộ râu dài nhọn đầu cùng hàng ria mép nổi cao…, trông tự nhiên và sống động hơn…, được bện lại thành những tết đuôi sam rồi thả cho tự do buông xuống”, đến “dáng đứng thẳng, ở chiếc bụng phệ chìa ra phía trước, ở bàn tay và đôi chân trần, ở chuỗi tràng hạt dài từ bàn tay phải buông dài xuống chân…”. Tác giả nhận định rằng pho tượng này có những ảnh hưởng từ bên ngoài, nhưng không phải từ điêu khắc Trung Hoa mà có nét giống với tượng Siva Phú Hưng.

Góp phần vào sự đa dạng, phong phú của văn hóa

Cũng giống vậy, khi nghiên cứu về hiện vật ở Miếu Bà (thôn Hạ Nông Trung, xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn), PGS, TS Ngô Văn Doanh ngạc nhiên vì đây “là một tác phẩm điêu khắc đặc biệt của nghệ thuật cổ Champa”. Bởi, theo tác giả, “xét về chủ đề thể hiện, lần đầu tiên trong lịch sử nghệ thuật cổ Champa, thần Siva và vợ thần được thể hiện cùng ngồi trên lưng con bò Nandin đang nằm”; và “với những ý nghĩa về mặt hình tượng tôn giáo (hình tượng Siva – Gauri) cùng những giá trị nghệ thuật cao của phong cách điêu khắc Trà Kiệu, tác phẩm điêu khắc Miếu Bà có thể được coi là một trong những kiệt tác của nền nghệ thuật cổ Champa”. Về chiếc trán cửa thể hiện hình tượng Mahishamardini – nữ thần giết quỷ đầu trâu Mahisha, ở Chiên Đàn (huyện Phú Ninh, Quảng Nam), tác giả cho rằng là “hoàn hảo nhất về nghệ thuật”, là “tác phẩm điêu khắc đẹp nhất thể hiện Mahishamardini của nghệ thuật điêu khắc cổ Champa”…

Còn với vị thần nhân bản nhất và được biết đến nhiều nhất trong tam vị của Hindu giáo (Brahma, Visnu và Siva), tượng thần Visnu được thể hiện khá độc đáo trong phong cách Mỹ Sơn E.1; và pho tượng Vinus đứng cuối cùng của nghệ thuật Champa được biết đến là pho tượng Khương Mỹ, thuộc phong cách Khương Mỹ (đầu thế kỷ X) với những nét độc đáo riêng có của mình… Ngoài ra, tác giả cũng khảo cứu kỹ càng, có sự so sánh, đối chiếu các tác phẩm điêu khắc thần Visnu ở di tích Phú Hưng, Miếu Bà (Quảng Nam), Phong Lệ (Đà Nẵng) để chỉ ra những nét đặc trưng, độc đáo của từng tác phẩm.

Có thể thấy, với sự dày công nghiên cứu chuyên sâu của mình, PGS, TS Ngô Văn Doanh cho người đọc hôm nay hình dung về một thời đại hoàng kim của văn hóa cổ Champa, trong đó có nghệ thuật điêu khắc về các vị thần Hindu giáo trong hoạt động tôn giáo người Champa; từ đó góp phần phục vụ đắc lực cho công tác bảo tồn, phát huy sự đa dạng, phong phú và độc đáo của văn hóa Việt Nam hôm nay…

PGS, TS Ngô Văn Doanh, sinh năm 1949 tại Hà Nội, hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và Hội Văn học – nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam; giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật năm 2017. Ông là tác giả của nhiều tập sách về văn hóa – nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật Champa như: Văn hóa cổ Champa, Champa Ancient Towers – Reality & Legent, Thành cổ Champa – Những dấu ấn của thời gian, Thánh địa Mỹ Sơn, Nghệ thuật Champa – Câu chuyện của những pho tượng cổ, Phật viện Đồng Dương – Một phong cách nghệ thuật Champa, Tháp cổ Champa, Tượng cổ Champa – Những phát hiện gần đây…

ANH QUÂN

Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23 tháng 11

Di sản Văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại.

Với sự hình thành và phát triển rực rỡ qua nhiều thế kỷ, Di sản Văn hóa Champa góp phần quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong sự đa dạng, phong phú của Di sản Văn hóa Việt Nam.

Hưởng ứng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Nhà xuất bản Đà Nẵng trân trọng gửi đến Quý độc giả bộ 03 cuốn sách nghiên cứu về văn hóa Champa.

Giá khuyến mãi: 490.000 đồng còn 345.000 đồng.

Thời gian: từ 18.11.2023 đến 30.11.2023

Đặc biệt, Nhà xuất bản Đà Nẵng có 02 phần giảm giá đặc biệt đối với khách hàng có lượt chia sẻ cao nhất (tính từ 20 lượt trở lên) trong bài viết này với mức giá combo: 245.000 đồng

#nxbdanang #combo #disanvietnam #champa

Chi tiết xin vui lòng liên hệ:

📚 https://www.facebook.com/nhaxuatbandanang

👉 https://nxbdanang.vn/

👍 https://goo.gl/maps/A6o8Tmzgq3vFutij8

P. Kinh doanh, Số 03 đường 30 tháng 4, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng, ĐT: 02363 797869 – 0905 457 458 (Mr. Long)