Phân tích, đưa ra các giả thuyết về nguồn gốc và sự hình thành giọng Quảng Nam, con đường biến đổi của các âm và vần để đưa đến hình dạng ngày nay của tiếng Quảng Nam. Đặc biệt, trong sách có nhiều cứ liệu quan trọng từ các chuyến điền dã ở Hà Tĩnh và Thanh Hóa - hai phương ngữ nền tảng đã cung cấp chất liệu cho việc hình thành giọng Quảng Nam.
Sách dày 296 trang, được chia thành 8 chương:
- Chương 1: Giọng Quảng Nam trong bức tranh chung phương ngữ Việt
- Chương 2: Ngữ âm, âm vị giọng Quảng Nam - Giọng nói “một mình một chợ”
- Chương 3: Di dân Thanh - Nghệ - Tĩnh và Quảng Nam: Sự khai sinh của một phương ngữ
- Chương 4: Đức An, Hà Tĩnh - Một cái duyên tình cờ
- Chương 5: “Tìm em như thể tìm chim” - Thổ ngữ làng Thạc, xã Xuân Lai, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa
- Chương 6: Các giải thích khác về sự hình thành giọng Quảng Nam
- Chương 7: Tìm dấu vết giọng Quảng Nam qua văn bản quốc ngữ thế kỷ thứ 17
- Chương 8: Con người là nguồn nước, là khí trời của nhau
Tác giả Andrea Hoa Pham quê gốc tại Quảng Nam; tốt nghiệp Tiến sĩ Ngôn ngữ học tại Đại học Toronto (Canada); hiện đang là Phó Giáo sư, Tiến sĩ tại Khoa Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa, Đại học Florida (Hoa Kỳ); đạt Giải thưởng Giáo sư tiêu biểu của Đại học Florida (2021-2024).
Đây là tập sách tiếp theo nằm trong dự án
Tủ sách Đất Quảng do Nhà xuất bản Đà Nẵng xây dựng, khởi xướng từ năm 2021.
Tủ sách Đất Quảng tập trung biên soạn, tuyển chọn và giới thiệu các đầu sách có giá trị về lịch sử, văn hóa nghệ thuật, danh nhân, tác gia văn học… của Đất Quảng giàu truyền thống anh hùng, phục vụ thiết thực cho bạn đọc. Năm 2021, Nhà xuất bản Đà Nẵng cho ra mắt tập sách đầu tiên nằm trong tủ sách này là
Quảng Nam qua các thời đại của nhà nghiên cứu Phan Du.