Nhiều cuốn sách được sử dụng để ghi chép văn bản từ thời xưa, thậm chí rất nhiều năm trước Công nguyên, được các nhà khảo cổ phát hiện và bảo tồn, duy trì cho đến ngày nay.
Những tấm vàng Pyrgi: Được tìm thấy vào năm 1964 trong cuộc khai quật ở một điện thờ tại Pyrgi cổ đại, thuộc Italy, những tấm vàng này có niên đại từ năm 500 trước Công nguyên. Mặc dù các tấm vàng không hẳn là một cuốn sách, quanh viền mỗi tấm đều có các lỗ trống cho thấy chúng đã từng được buộc lại với nhau. Những tấm vàng này có điểm nổi bật là được viết bằng 2 ngôn ngữ khác nhau, với 2 tấm là tiếng Etrusca cổ, một tấm là tiếng Phoenicia, với lời đề tặng của Vua Thefarie Velianas cho Astarte – nữ thần nước Phoenicia. Đây là một số ngôn ngữ viết lâu đời nhất từ trước đến nay. Các tấm vàng này hiện được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Etruscan ở Rome, Italy. Ảnh: Worldhistoryencyclopedia.
Phúc Âm Garima: Đây là hai cuốn sách phúc âm từ Tu viện Abba Garima ở Ethiopia và là những bản thảo Kitô giáo hoàn chỉnh lâu đời nhất được biết đến. Cho đến thập kỷ trước, các học giả luôn tin rằng cả hai cuốn sách đều có niên đại từ thế kỷ XI, nhưng cuộc thử nghiệm carbon sau đó cho thấy những cuốn sách này có niên đại từ năm 330 đến 650 sau Công nguyên. Theo các tu sĩ tại Tu viện Abba Garima, các cuốn sách đã được bảo vệ và cất giữ tại tu viện kể từ khi thành lập. Họ cũng tin rằng những cuốn sách này được viết bởi Abba Garima, một hoàng gia Byzantine, người đã thành lập tu viện. Ảnh: Theglobeandmail.
https://znews.vn/7-cuon-sach-co-nhat-con-ton-tai-tren-the-gioi-post1499364.html