Đề xuất rút ngắn thời gian cấp phép xuất bản, phát hành

Hội thảo “Đánh giá tình hình 7 năm thực hiện Luật Xuất bản năm 2012” khu vực phía Bắc do Cục Xuất bản, In và Phát hành (Cục Xuất bản), Bộ Thông tin và Truyền thông, tổ chức.

Đại diện các Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản, nhà xuất bản, công ty phát hành, doanh nghiệp in tham dự và cho ý kiến về luật (có hiệu lực từ ngày 1/7/2013). Đến nay, luật này được sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản.

Báo cáo đề dẫn hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Bảo – Phó cục trưởng Cục Xuất bản – nói: “Hệ thống pháp luật về xuất bản (bao gồm lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm) đã cơ bản đồng bộ, tạo hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động xuất bản thời gian qua”.

Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế, xã hội và cuộc cách mạng 4.0, quá trình thực thi hệ thống pháp luật về xuất bản còn bộc lộ một số hạn chế.

De xuat rut ngan thoi gian cap phep xuat ban, phat hanh hinh anh 1 1.jpg
Ông Nguyễn Nguyên – Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông – chủ trì hội thảo. Ảnh: Hải Trung.

Cần quy định cụ thể với xuất bản điện tử, kinh doanh sách online

Hà Nội là nơi tập trung nhiều nhà xuất bản, cơ sở in, đơn vị phát hành và liên kết xuất bản sách. Hoạt động xuất bản sách trên địa bàn thành phố diễn ra sôi động, nhưng cũng ngày càng phức tạp, đòi hỏi nỗ lực rất lớn của cơ quan chỉ đạo, quản lý.

Bà Nguyễn Thị Mai Hương – Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội – nêu hiện nay, nhiều doanh nghiệp chỉ kinh doanh, bán xuất bản phẩm online trên trang giao dịch thương mại điện tử. Địa điểm kinh doanh tại trụ sở chính có diện tích nhỏ, không thực hiện phát hành sản phẩm tại trụ sở.

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, ban hành quy định cụ thể đối với việc đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm và loại hình kinh doanh sách online.

Trong khi đó, tham luận của đại diện Công ty Alpha Books đưa ra nhiều câu hỏi, phần nào cho thấy còn khoảng trống của Luật Xuất bản 2012: “Xuất bản phẩm dưới định dạnh sách giấy có được phép thực hiện format khác không? Nếu liên kết với đơn vị chưa có chức năng xuất bản điện tử, xuất bản phẩm đó sẽ được xử lý như thế nào?”.

De xuat rut ngan thoi gian cap phep xuat ban, phat hanh hinh anh 2 33_trang_ban_sach_gia_900.jpg
Một số trang bán sách giả trên mạng xã hội.

Quản lý xuất bản phẩm nhập khẩu

Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu sách báo Việt Nam (XUNHASABA) đưa ra một số kiến nghị trong việc cấp phép, quản lý nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu.

Đại diện đơn vị này kiến nghị luật cần quy định rõ kinh phí thuê chuyên gia thẩm định nội dung, đơn vị nào phải chi trả tiền thẩm định, trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước trong vấn đề này. Họ cũng kiến nghị “giao cho doanh nghiệp tự trang trải chi phí trên và được tính vào giá thành xuất bản phẩm nhập khẩu phù hợp kinh tế thị trường”.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thái – Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Bình – nêu bất cập trong việc quản lý xuất bản phẩm không kinh doanh. Khi doanh nghiệp nhập khẩu xuất bản phẩm, có dấu hiệu vi phạm, sở sẽ thành lập hội đồng thẩm định trước khi cấp giấy phép. Với số lượng nhập khẩu lớn (lên đến hàng nghìn), sở khó có thể dịch được toàn bộ nội dung, bao quát hết sách nước ngoài nhập khẩu.

“Có những trường hợp họ nói nhập về tặng cho cơ sở đào tạo tiếng Anh, nhưng thực tế nhập bán cho phụ huynh rồi”, bà Thái nói.

Với việc xem xét xử lý xuất bản phẩm nhập khẩu vi phạm, bà Nguyễn Thị Mai Hương cũng nêu một số bất cập. Đối với thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh, Hà Nội cấp trung bình 6.000 giấy phép/năm.

Điều 41 Luật Xuất bản quy định về “xuất bản phẩm nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật”, nhưng các xuất bản phẩm nằm trong kho hải quan, đơn vị quản lý không cầm được xuất bản phẩm để thẩm định.

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đề nghị làm rõ khái niệm “dấu hiệu vi phạm pháp luật” để các địa phương có cơ sở tiến hành kiểm tra xuất bản phẩm trước khi cấp giấy phép nhập khẩu.

De xuat rut ngan thoi gian cap phep xuat ban, phat hanh hinh anh 3 thumb_HS.jpg
Luật Xuất bản 2012 đã tạo hành lang pháp lý cho ngành sách phát triển trong 7 năm qua. Tuy vậy, một số điểm cần điều chỉnh.

Mong rút ngắn thời gian nộp lưu chiểu

Theo đại diện Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, những năm qua, việc xác nhận đăng ký xuất bản đã khắc phục được tình trạng xếp hàng chờ đăng ký. Tuy nhiên, thời hạn xác nhận đăng ký 7 ngày, thời gian chờ đợi khá lâu, gây khó cho những bản thảo cần làm gấp.

“Chúng tôi mong có sự linh hoạt trong cấp giấy phép”, đại diện Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật – nói.

10 ngày là quá dài, không đảm bảo tính thời sự của sách, làm lỡ cơ hội cạnh tranh, giảm hiệu quả kinh tế. Chúng tôi mong rút ngắn thời gian nộp lưu chiểu.

Đại diện NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật

Người này cũng cho rằng việc nộp lưu chiểu theo luật chậm nhất là 10 ngày trước khi phát hành.

“10 ngày là quá dài, không đảm bảo tính thời sự của sách, làm lỡ cơ hội cạnh tranh, giảm hiệu quả kinh tế. Chúng tôi mong rút ngắn thời gian nộp lưu chiểu”, vị này nói.

Đối với nạn sách lậu đang hoành hành, đại diện Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật cho rằng cơ quan quản lý cần có chế tài mạnh, phạt nặng, rút giấy phép kinh doanh.

Phát biểu kết luận tại hội thảo, ông Nguyễn Nguyên – Cục trưởng Cục Xuất bản, In và phát hành – đánh giá cao việc đại biểu đã nêu ra, thảo luận thẳng thắn về 4 vấn đề chính.

Đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về xuất bản đề nghị các đơn vị tiếp tục tham gia gửi ý kiến về Luật Xuất bản 2012 qua email để có những nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh phù hợp.

Thu Hiền

(nguồn dẫn: https://zingnews.vn/de-xuat-rut-ngan-thoi-gian-cap-phep-xuat-ban-phat-hanh-post1089915.html)

Bộ sách ‘Chân trời sáng tạo’ được giáo viên TP.HCM chọn nhiều nhất

Bộ sách “Chân trời sáng tạo” do Sở GD&ĐT TP.HCM phối hợp NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn được các trường tại TP.HCM chọn nhiều nhất trong 5 bộ sách được Bộ GD&ĐT duyệt.

Theo số liệu của Sở GD&ĐT TP.HCM về việc chọn SGK lớp 1 trên địa bàn, bộ sách “Chân trời sáng tạo” được các trường đặt mua từ 86.942 đến 121.195 cuốn, tùy theo môn.

Bộ sách “Chân trời sáng tạo” gồm 10 cuốn với các môn học Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tự nhiên xã hội, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Tiếng Anh.

Bo sach 'Chan troi sang tao' duoc giao vien TP.HCM chon nhieu nhat hinh anh 1 ct1.jpg

 Bộ sách “Chân trời sáng tạo” được nhiều trường tiểu học tại TP.HCM lựa chọn. Ảnh: NXB Giáo dục Việt Nam.

Lý giải về số lượng đặt mua của mỗi cuốn sách trong một bộ không giống nhau, Sở GD&ĐT TP.HCM cho hay các trường tiểu học thảo luận và chọn lựa sách cho từng môn học riêng lẻ, chứ không chọn cả bộ của một nhóm tác giả hay nhà xuất bản nhất định. Vì vậy, mỗi cuốn sách có số lượng đặt mua khác nhau.

Xếp sau bộ “Chân trời sáng tạo” là bộ sách “Cánh diều” của NXB ĐH Sư phạm TP.HCM. Một số cuốn như Đạo đức, Âm nhạc, Tiếng Việt trong bộ này đã có hơn 20.000 lượt đặt mua.

Các bộ sách “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”, “Kết nối tri thức với cuộc sống”, “Cùng học để phát triển năng lực” do NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn

MINH NHẬT

(Nguồn dẫn: https://zingnews.vn/bo-sach-chan-troi-sang-tao-duoc-giao-vien-tphcm-chon-nhieu-nhat-post1088443.html cũng được một số trường lựa chọn.)

Khơi dậy văn hóa đọc với cà phê sách

Những năm gần đây, các quán cà phê sách trên địa bàn quận Hải Châu đã trở nên quen thuộc với người dân trong khu vực thu hút nhiều học sinh, sinh viên đến đọc sách, ôn bài hay chỉ là tìm chút khoảng lặng giữa công việc bộn bề.

Học sinh giao lưu tại Công viên - cà phê sách phục vụ cộng đồng Đà Nẵng - Daegu. 					                     Ảnh: PHONG LAN
Học sinh giao lưu tại Công viên – cà phê sách phục vụ cộng đồng Đà Nẵng – Daegu. Ảnh: PHONG LAN

Chúng tôi đến quán cà phê sách Đầm Rong (khu vui chơi và nhà sinh hoạt cộng đồng Đầm Rong 2, phường Thuận Phước, quận Hải Châu) vào một buổi sáng cuối tuần tháng 5. Trong không gian nhỏ xinh, các bộ bàn ghế gỗ được xếp gọn gàng, dọc hai bên tường là những giá chứa đầy sách, chia làm các thể loại chính trị, văn học, văn hóa – du lịch, kinh doanh, thiếu nhi… Trong quán có một nhóm trẻ em khoảng 5-7 tuổi vừa đọc truyện, vừa chơi đùa vui vẻ, một vài phụ huynh ngồi uống nước, trò chuyện ở không gian bên ngoài quán.

Chị Huỳnh Thị Hồng Anh, người quản lý quán cà phê sách Đầm Rong cho biết, cứ vào thứ Bảy, Chủ nhật, quán lại có đông trẻ em đến vui chơi. Đa phần khách đến quán là người dân trong khu vực, song thỉnh thoảng vẫn có một số khách từ những vùng xa hơn, thậm chí là khách du lịch ghé đến. Ngoài sách, thực đơn đồ uống của quán cũng rất đa dạng với giá chỉ trong khoảng 8.000 – 20.000 đồng. Chị Anh nói: “Có lẽ nhờ sách nhiều, đồ uống rẻ, lại có khu vui chơi ngay bên cạnh nên quán thường đông khách. Nhiều cha mẹ đến uống nước dẫn theo con cái, bọn nhỏ tự do đọc sách hoặc chơi xích đu, bập bênh ở không gian ngoài quán”.

Được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 10-2019, quán cà phê sách Đầm Rong là một trong hai dự án cà phê sách do thành phố Daegu (Hàn Quốc) tài trợ cho Đà Nẵng. Trước đó, thành phố này cũng đã hỗ trợ xây dựng mô hình công viên- cà phê sách phục vụ cộng đồng Đà Nẵng – Daegu (gọi tắt là cà phê sách Daegu) tại Khu tập thể Hòa Cường (phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu). Sách ở quán cũng được đầu tư với nhiều danh mục trong và ngoài nước phong phú, đa dạng, trong đó có cả sách tham khảo đơn ngữ, song ngữ, sách truyện… Hàn Quốc. Không chỉ là nơi lui tới của các học sinh, sinh viên, người dân trong khu vực, quán cà phê sách Daegu còn là nơi tổ chức một số hoạt động như: Ngày thứ Bảy tình nguyện hỗ trợ người dân về thủ tục hành chính của Đoàn phường Hòa Cường Bắc, giao lưu hội cựu chiến binh, phiên chợ hàng Việt…

Ông Phan Dũng, Phó phòng phụ trách Phòng Văn hóa – Thông tin quận Hải Châu cho biết, quán cà phê sách Đầm Rong 2 và Daegu là 2 hợp điểm văn hóa gắn với khu vui chơi, giải trí, tập luyện thể dục – thể thao đầu tiên do thành phố Daegu hỗ trợ phát triển tại các khu dân cư, từ đó đem đến một loại hình giải trí lành mạnh cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn quận. Sự ra đời của mô hình này cũng đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển văn hóa đọc, giúp người dân hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của sách đối với việc phát triển tri thức, tâm hồn hướng tới xây dựng con người văn hóa, cộng đồng văn hóa và xây dựng xã hội học tập.

Theo ông Dũng, hiện trên địa bàn quận có trên dưới 20 quán cà phê sách, bao gồm các quán tư nhân và các quán được phát triển từ những nhà sinh hoạt cộng đồng của các khu dân cư. Gần đây nhất, UBND phường Thạch Thang (quận Hải Châu) khai trương mô hình cà phê sách cộng đồng “Tủ sách bạn đọc” tại khu dân cư Tân Lập 2D vào giữa tháng 5 vừa qua. Công trình này do chính quyền và nhân dân chung tay thực hiện, trang bị khoảng 700 đầu sách được huy động từ các đảng viên hưu trí và nhân dân thuộc nhiều lĩnh vực. Số liệu tổng hợp từ các phường cho thấy, số lượng bạn đọc dao động bình quân ở các điểm cà phê là từ 20-40 lượt/ngày, số lượng sách ở mỗi điểm vào khoảng 80-200 quyển.

Ghi nhận ý kiến một số khách hàng trẻ tại các quán cho thấy, nhiều người thích mô hình cà phê sách hơn thư viện vì tiện lợi, có thể vừa làm việc hay đọc sách, vừa kết hợp giao lưu, ăn uống… Tuy vậy, mô hình này vẫn đang gặp một số khó khăn. Ông Dũng cho biết, thời gian qua, do biến động về mặt bằng, chủ cơ sở kinh doanh thay đổi hoặc do kinh doanh kém hiệu quả nên nhiều điểm cà phê sách (chủ yếu của tư nhân) đã ngừng hoạt động. Bên cạnh đó, một số điểm không chú trọng đầu tư sách nên số đầu sách ít, không phong phú. Hoạt động đọc sách vẫn chưa thật sự thu hút người đọc, chưa có mô hình hoặc hoạt động cụ thể nào tại các điểm cà phê sách nhằm kích thích văn hóa đọc trong cộng đồng.

Theo ông Phan Dũng, trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động cả hệ thống chính trị, quần chúng nhân dân tham gia hưởng ứng phong trào đọc sách và tổ chức các hoạt động liên quan đến văn hóa đọc. Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư xây dựng điểm đọc sách tại các thiết chế văn hóa cơ sở (Trung tâm Văn hóa – Thể thao phường, Nhà văn hóa khu vực dân cư…), xác định các thiết chế này sẽ giữ vai trò chính trong việc duy trì phong trào đọc sách ở cơ sở, khu dân cư nhờ lợi thế  ổn định, duy trì lâu dài và gắn với các hoạt động văn hóa ở cơ sở.

PHONG LAN

Nguồn dẫn: https://baodanang.vn/channel/5414/202005/khoi-day-van-hoa-doc-voi-ca-phe-sach-3418868/

Ra mắt tập sách “45 năm hải chiến Hoàng Sa”

Nhằm góp phần hữu hiệu vào việc tiếp tục đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta hiện nay, nhất là giúp chúng ta hiểu hơn, yêu hơn mảnh đất máu thịt của Tổ quốc, NXB Đà Nẵng vừa tổ chức biên soạn, xuất bản và ra mắt tập sách “45 năm Hải chiến Hoàng Sa”. Sách dày hơn 230 trang, khổ 14,5×20,5 cm, với sự góp mặt  bài vở của hơn 20 tác giả là các nhà nghiên cứu, nhà báo tâm huyết trong và ngoài nước.

Bìa sách “45 năm Hải chiến Hoàng Sa”.

Sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng một cách bất hợp pháp toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã diễn ra hơn 45 năm và trong suốt thời gian này mặc dù Việt Nam trải qua nhiều khó khăn, thách thức, nhưng luôn kiên quyết, kiên trì, liên tục đấu tranh khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa với nhiều hình thức theo công pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Theo đó, tập sách “45 năm Hải chiến Hoàng Sa” là một trong những công trình của NXB Đà Nẵng thực hiện khá công phu góp phần thực hiện tốt Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 28-7-2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tuyên truyền bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển đảoViệt Nam giai đoạn 2018- 2020.

Ở phần1 của tập sách, bao gồm các nội dung về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa thời kỳ 1954-1975 và Hải chiến Hoàng Sa 1974. Cụ thể, ở bài viết “Sự quản lý liên tục của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với quần đảo Hoàng Sa”, PGS. TS Ngô Văn Minh đã hệ thống lại các quá trình hoạt động, quản lý của chính quyền lúc này đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó gồm các bước: Thiết lập đơn vị hành chính; Lưu quân trấn giữ; Các hoạt động quan trắc khí tượng, khai thác nguồn lợi kinh tế; Phản ứng trước hành động tranh chấp chủ quyền và chiếm đảo của Trung Quốc. Cũng theo tác giả Ngô Văn Minh, trong suốt thời gian tồn tại của mình, Việt Nam Cộng hòa đã tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam và có sự quản lý liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa cho đến khi chính quyền này sụp đổ vào ngày 30-4-1975. Và rồi liền ngay sau đó, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa/ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tăng cường công tác quản lý hành chính và không ngừng thực hiện các hoạt động đấu tranh pháp lý, ngoại giao khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, cũng như đối với quần đảo Trường Sa.

Trong bài viết “Đà Nẵng với sự kiện Hoàng Sa năm 1974”, tác giả Võ Hà nhắc lại: “Vào năm 1961, trước khi ra quyết định sát nhập Hoàng Sa thuộc tỉnh nào của miền Trung, Tổng thống Ngô Đình Diệm có công văn hỏi ý kiến: nên sát nhập Hoàng Sa vào Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng hay vẫn để trực thuộc Thừa Thiên. Tất cả các tòa đô chính của những địa phương đều thống nhất nên đặt Hoàng Sa thuộc vào Quảng Nam hoặc Đà Nẵng, nhất là Đà Nẵng; bởi Đà Nẵng gần quần đảo hơn Quảng Nam (cách khoảng 450km)”. Từ những ý kiến này và tình hình thực tế, quần đảo Hoàng Sa được chính quyền VNCH sát nhập vào tỉnh Quảng Nam và thành lập một xã lấy tên là Định Hải, trực thuộc Hòa Vang và đặt dưới quyền một phái viên hành chính.  Đến ngày 21-10-1969, chính quyền VNCH sát nhập xã Định Hải vào xã Hòa Long cũng thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Chính vì vậy, khi Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974, các đoàn thể và tầng lớp nhân dân Đà Nẵng, Quảng Nam đã xuống đường biểu tình phản đối, đưa kiến nghị, thư kêu gọi quốc tế can thiệp về vấn đề Hoàng Sa một cách mạnh mẽ.

Nhà trưng bày Hoàng Sa trên đường Trường Sa (Đà Nẵng).

Đặc biệt, ở bài viết” Về các tuyên bố của chính quyền Việt Nam Cộng hòa sau sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa tháng 1-1974″, hai tác giả ThS. Phạm Ngọc Bảo Liêm và Tống Nhân Thành đã trình bày khá chi tiết về diễn biến trận hải chiến Hoàng Sa tháng 1-1974, nêu rõ: “để bảo vệ chủ quyền chính đáng của mình ở quần đảo Hoàng Sa khi bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm tháng 1-1974, Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức một cuộc chiến đấu anh dũng nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia”. Đồng thời, hai tác giả nhận định : “Trải qua những thăng trầm lịch sử, Việt Nam ngày nay cần thiết tiếp tục có những nghiên cứu toàn diện và đầy đủ hơn nữa về giá trị pháp lý trong các tuyên bố của chính quyền Việt Nam Cộng hòa sau sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa (1-1974) nhằm kế thừa những di sản pháp lý có ý nghĩa và giá trị hết sức quan trọng trong công cuộc đấu tranh còn nhiều cam go và lâu dài, tiếp tục khẳng định và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của quốc gia dân tộc đối với quần đảo Hoàng Sa”.

Ở phần 2 tập sách  với chủ đề Hướng về Trường Sa thân yêu, gồm các bài viết thể hiện rõ tình cảm, lý trí, tâm huyết với những công việc  cụ thể của những người luôn trăn trở về chủ quyền đất nước. Trong đó, các bài viết “Nuôi chí giành lại Hoàng Sa” của Ths Phạm Thanh Vân, “Trách nhiệm với Hoàng Sa” của Đoàn Hạo Lương, “Trần Thắng – Chàng Việt kiều dành cả tuổi thanh xuân cho đất nước” của Hùng Thuật… đã thể hiện rõ tình cảm, lý trí, tâm huyết với những công việc cụ thể của những người luôn trăn trở về chủ quyền đất nước, nêu cao đồng tâm: Cuộc chiến của chúng ta để đòi lại Hoàng Sa chính là cuộc chiến về ý chí và trí tuệ, mỗi người Việt Nam sẽ không bao giờ đầu hàng và không bao giờ chấp nhận từ bỏ Hoàng Sa vào tay Trung Quốc. Bên cạnh đó, phần này còn có một số bài viết giới thiệu về hoạt động của Nhà trưng bày Hoàng Sa được khánh thành từ 28-3-2018 tại đường Hoàng Sa, hướng về biển đông TP Đà Nẵng, là thiết chế văn hóa, lịch sử có ý nghĩa chính trị rất quan trọng, như một dấu mốc chủ quyền để khẳng định, minh chứng một cách sinh động, trực quan về quá trình khai phá, xác lập, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa một cách thực sự, liên tục và hòa bình, phù hợp thực tiễn và luật pháp quốc tế.

TRẦN TRUNG SÁNG

(Nguồn dẫn: http://cadn.com.vn/news/68_225143_ra-mat-tap-sach-45-nam-hai-chien-hoang-sa-.aspx)

Đà Nẵng đẩy mạnh khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội trong tình hình Covid-19 được kiểm soát

Thành ủy vừa ban hành Chỉ thị số 40-CT/TU ngày 19-5-2020 về lãnh đạo đẩy mạnh hoạt động khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội trong tình hình Covid-19 được kiểm soát nhằm sớm vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2020 và thời gian đến.

Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các ban, ngành, đoàn thể thành phố tiếp tục quán triệt sâu sắc, nâng cao nhận thức, sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân về thực hiện các chủ trương, giải pháp phòng, chống, kiểm soát Covid-19, sẵn sàng mọi điều kiện về nhân lực, phương tiện và chủ động triển khai các phương án, kịch bản nhằm ứng phó với mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ.

Nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội nhưng đảm bảo kiểm soát đúng mức, không chủ quan, lơ là; hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của dịch bệnh đến đời sống người dân, trật tự, an toàn xã hội và hoạt động phát triển kinh tế. Đồng thời, xác định nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong giai đoạn hiện nay là nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân.

Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng, Chính phủ về hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và khôi phục lại các hoạt động kinh tế – xã hội. Hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh được tiếp cận nhanh các cơ chế, chính sách hỗ trợ về miễn, giảm, giãn thuế, phí, lãi suất ngân hàng, tiếp cận đất đai, thị trường tiêu thụ, xuất khẩu…

Chỉ đạo sớm triển khai các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động bị ảnh hưởng do Covid-19, bảo đảm đúng quy định, đối tượng và công khai, minh bạch. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, trục lợi các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Xác định rõ những cơ hội, động lực mới cho tăng trưởng, triển khai quyết liệt các giải pháp, trong đó tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm, gồm: đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước; khôi phục, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu;  kích cầu du lịch, khuyến khích tiêu dùng nội địa; thúc đẩy đầu tư công; tập trung tháo gỡ khó khăn đối với các dự án quy mô lớn của các doanh nghiệp có vướng mắc, chậm triển khai trong nhiều năm, tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư, khởi công dự án. 

Rà soát, cân đối chi ngân sách hiệu quả, phù hợp với tiến độ thu, ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển và an sinh xã hội. Thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên 9 tháng cuối năm của các địa phương, đơn vị; giảm tuyệt đối các khoản chi chưa có nội dung chi; rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa cần thiết, tiết giảm tối đa các khoản chi lễ hội, hội thảo, hội nghị, khánh tiết, đi công tác nước ngoài…

Thực hiện có hiệu quả chủ đề của năm 2020 là “Năm tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư” và tổ chức tốt Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2020. Đa dạng hóa các hình thức xúc tiến đầu tư; đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nhất là hỗ trợ nhà đầu tư về tiếp cận cơ chế, chính sách, vốn, đất đai… để nắm bắt thời cơ thu hút nguồn vốn đầu tư.

Tiếp tục triển khai có kết quả các công trình, dự án được trao giấy chứng nhận đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, thông báo cho phép nghiên cứu đầu tư tại Tọa đàm Mùa xuân 2019 và các dự án được xúc tiến tại Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2020. Xây dựng các cơ chế mở để khuyến khích đầu tư phát triển khối kinh tế tư nhân, nhất là hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa khôi phục, mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Đổi mới cách thức lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; tăng cường phân cấp, phát huy trách nhiệm các cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị và nâng cao năng lực, trách nhiệm, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đơn vị, gắn với công tác đánh giá, chuẩn bị nhân sự đại hội Đảng bộ các cấp.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, dịch vụ công trực tuyến; xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh. Cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), nhất là các chỉ số về gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, cạnh tranh bình đẳng, tính minh bạch…

Tiếp tục cụ thể hóa triển khai có hiệu quả 12 chương trình, kế hoạch của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng gắn với lãnh đạo tổ chức tốt đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu lần thứ XXII Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025 bảo đảm chất lượng, tiến độ theo quy định.

Bảo đảm an ninh, an toàn các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng từ nay đến cuối năm. Kịp thời nắm bắt thông tin, tình hình dư luận xã hội, vận động tuyên truyền để nhân dân hiểu và ủng hộ chủ trương của Đảng về đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, trấn áp tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, trộm cắp, cướp giật, các trường hợp lợi dụng tình hình dịch bệnh gây mất an ninh trật tự, thông tin sai sự thật… nhằm xây dựng thành phố Đà Nẵng thực sự là điểm đến tin cậy, an toàn của nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước.

Ban Thường vụ Thành ủy giao Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo UBND thành phố và các ngành chức năng xây dựng các chương trình, kế hoạch, kịch bản điều hành; triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo an sinh xã hội.

Chỉ đạo ưu tiên phân bổ nguồn vốn đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng khu công nghệ cao, khu công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, khu công nghệ thông tin, đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư các khu công nghiệp mới (Hòa Ninh, Hòa Nhơn, Hòa Cầm giai đoạn 2), Khu Công viên phần mềm số 2…

Có giải pháp hỗ trợ kịp thời, tháo gỡ khó khăn cho các ngành công nghiệp chủ lực của thành phố, như: sản xuất ô-tô, cao su, linh kiện điện tử, nước uống… bù đắp sụt giảm từ đầu năm đến nay. Xây dựng kịch bản và tập trung nguồn lực khôi phục hoạt động ngành du lịch Đà Nẵng. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với đẩy nhanh tiến độ quy hoạch đầu tư, hoàn thành các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cung ứng các sản phẩm hữu cơ, giá trị gia tăng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, phục vụ đô thị và du lịch. Tập trung chỉ đạo xử lý các “điểm nghẽn” trong thủ tục đầu tư, xây dựng cơ bản, công tác giải tỏa, đền bù, bàn giao mặt bằng phục vụ triển khai dự án, nhất là các công trình trọng điểm, động lực trên các lĩnh vực giao thông, hạ tầng khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cấp thoát nước, môi trường, an sinh xã hội…

Đảng đoàn HĐND thành phố chỉ đạo HĐND thành phố tiếp tục tăng cường công tác giám sát và đồng hành cùng UBND thành phố trong chỉ đạo thực hiện các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế – xã hội thành phố, kế hoạch đầu tư trung hạn; sớm xem xét thông qua các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh (ngoài chính sách chung của Trung ương), báo cáo tại kỳ họp HĐND thành phố giữa năm 2020. 

Đảng đoàn Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội thành phố vận động người lao động chia sẻ, chung tay cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu; khuyến khích người dân tiêu dùng hàng nội địa theo phương châm “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” để hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Phát huy vai trò, trách nhiệm giám sát của mình trong việc nắm bắt tình hình triển khai và hiệu quả chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn, bảo đảm kịp thời, chính xác, đúng quy định…

Các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận, các ban, ngành, đoàn thể tổ chức quán triệt, cụ thể hóa thực hiện chỉ thị này phù hợp với tình hình, điều kiện của từng ngành, địa phương, đơn vị; chủ động xây dựng phương án thích ứng với trạng thái bình thường mới. Phát động các phong trào thi đua thiết thực, tạo khí thế thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội thành phố, lập thành tích chào mừng đại hội Đảng bộ các cấp.

Các hội, hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn thành phố chủ động chuẩn bị các điều kiện, nền tảng cho giai đoạn phát triển bền vững sau đại dịch; tăng cường hỗ trợ, hợp tác, liên kết thông qua chuỗi cung ứng và mạng lưới các hiệp hội ngành nghề, địa phương để phát triển thị trường trong trạng thái mới; tích cực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, áp dụng các giải pháp tái cấu trúc doanh nghiệp, cơ cấu lại thị trường, đổi mới hoạt động tổ chức sản xuất, công nghệ, phương pháp quản trị, thiết lập mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng số hóa; tiếp tục đồng hành, chung tay cùng với chính quyền thành phố trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả của đại dịch.

HOÀNG HIỆP

(Nguồn dẫn: https://baodanang.vn/channel/5399/202005/da-nang-day-manh-khoi-phuc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-trong-tinh-hinh-covid-19-duoc-kiem-soat-3410850/?fbclid=IwAR1kvOsk4E9LtgUdDQyORcL09IiEaNm0CwrG5uUatTHrujBa-hP_b-HeRFM)

Bổ nhiệm Giám đốc Nhà xuất bản Đà Nẵng

Chiều 17-4, Nhà xuất bản Đà Nẵng (NXB) tổ chức lễ công bố Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Thành giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản tổng hợp Đà Nẵng. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh đến dự và trao Quyết định.

Theo Quyết định số 1229/QĐ-UBND ngày 7-4-2020 của UBND thành phố, ông Nguyễn Thành được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV NXB tổng hợp Đà Nẵng, thời hạn 5 năm kể từ ngày công bố. Trước khi bổ nhiệm, ông Thành là Thư ký Tòa soạn Báo Đà Nẵng.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh chúc mừng ông Nguyễn Thành. Trên cương vị mới và trách nhiệm được giao, Phó Chủ tịch Lê Trung Chinh mong muốn Tân Giám đốc NXB Đà Nẵng sẽ tiếp tục học tập, nâng cao năng lực, nỗ lực phấn đấu rèn luyện hơn nữa, phát huy hết khả năng của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ và xứng đáng với sự tin tưởng của lãnh đạo thành phố.


Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh trao quyết định bổ nhiệm cho ông Nguyễn Thành – Tân Giám đốc NXB Đà Nẵng

Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Nguyễn Thành cảm ơn sự quan tâm, tín nhiệm của lãnh đạo thành phố đối với NXB Đà Nẵng và bản thân mình. Thời gian đến, ông hứa sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, phát huy khối đoàn kết trong đơn vị, cố gắng cùng tập thể xây dựng NXB Đà Nẵng phát triển hơn trong tương lai.

THỦY THANH

Nhà xuất bản Đà Nẵng, địa chỉ tin cậy

Cách đây 35 năm (8.1984 – 8.2019), NXB Đà Nẵng được thành lập và nhanh chóng trở thành “bà đỡ mát tay” cho những “đứa con tinh thần” của các nhà văn nhà thơ Quảng Nam – Đà Nẵng nói riêng, khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói chung.

Ban Giám đốc NXB Đà Nẵng trao đổi với cộng tác viên người Pháp về việc in ấn xuất bản sách.
Ban Giám đốc NXB Đà Nẵng trao đổi với cộng tác viên người Pháp về việc in ấn xuất bản sách.

Thỏa niềm mong đợi

Tôi vẫn còn nhớ, những năm tháng ấy, thời đổi mới chỉ manh nha hình thành qua những chủ trương chính sách chung chung, chưa đi vào thực tiễn đời sống. Việc công bố tác phẩm đối với anh em văn nghệ sĩ vô cùng khó khăn. Cả nước chỉ có trên dưới 10 NXB đặt “bản doanh” ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh. Các nhà thơ nhà văn thành danh phải “sắp hàng” chờ đợi các NXB thẩm định nội dung tác phẩm và in ấn. Hẳn nhiên, các “cây đa, cây đề” ngồi ở “chiếu trên” mới được ưu tiên. Hồi đó, việc in ấn tác phẩm theo cách thủ công. Nhà thơ Thanh Quế khi ấy bảo với tôi: “Mỗi tác phẩm của mình được trình làng thời gian làm “bếp núc” mất không dưới một năm”. Vui chuyện, ông cho biết thêm, do in ấn khó khăn nên các nhà thơ thường in chung một vài tác giả trong một tác phẩm. Vì thế, NXB Đà Nẵng ra đời là niềm vui lớn không chỉ anh em văn nghệ sĩ Quảng Nam – Đà Nẵng, mà còn cả khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Thế hệ đầu tiên lãnh đạo NXB Đà Nẵng là ông Nguyễn Văn Giai – Giám đốc kiêm Tổng Biên tập; ông Lê Nam Bằng – Phó Giám đốc; ông Nguyễn Thanh Sâm – phụ trách công tác biên tập. Biên tập viên lúc bấy giờ chỉ có hai người là nhà văn Thái Bá Lợi và nhà thơ Ngô Thế Oanh. Những năm đầu thành lập, NXB Đà Nẵng đã xuất bản được nhiều đầu sách phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương như Mô hình Hợp tác xã Duy Hòa, Danh nhân đất Quảng, Đường về Đà Nẵng mùa xuân, Lịch sử Đảng bộ các huyện…

Mảng sách văn học của các tác giả sống và làm việc tại Quảng Nam – Đà Nẵng cũng lần lượt được xuất bản như Thanh Quế, Lưu Trùng Dương, Thái Bá Lợi, Ngân Vịnh, Đông Trình… Cuối những năm 80, đầu những năm 90, nhiều tác giả trẻ xứ Quảng cũng được NXB Đà Nẵng làm “bà đỡ” cho những “đứa con tinh thần” trình làng, đó là Trương Điện Thắng, Lê Trâm, Tiêu Đình, Phụng Lam, Nguyễn Tam Mỹ, Nguyễn Kim Huy, Lê Huy Hạnh, Nguyễn Ngọc Hạnh, Nguyễn Tấn Sĩ… Khi nhắc đến NXB Đà Nẵng, nhiều cây bút ngày ấy đều bảo với tôi rằng, NXB không những giúp họ trình làng tác phẩm mà còn tạo động lực cho họ cầm bút theo đuổi nghiệp văn chương.

Uy tín , tin cậy

Chỉ sau một thời gian ngắn, NXB Đà Nẵng đã có bước phát triển mạnh mẽ. Uy tín của NXB không ngừng tăng lên, giới cầm bút ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên luôn chọn NXB Đà Nẵng làm nơi gửi gắm bản thảo tác phẩm. Nhiều “cây đa, cây đề” cũng tin cậy, lấy NXB để khai sinh cho những “đứa con tinh thần” của mình. Những tuyển tập của các tác giả danh tiếng được NXB xuất bản được dư luận đánh giá cao: Tuyển tập Khương Hữu Dụng, Huỳnh Lý, Trinh Đường, Tố Hữu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hoàng Châu Ký, Nguyễn Văn Xuân, Thu Bồn, Lưu Trùng Dương, Tế Hanh, Nguyên Ngọc, Thanh Quế, Hoàng Phủ Ngọc Tường…

Đặc biệt là ba bộ sách tuyển về các tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học ở miền Trung: Thơ miền Trung thế kỷ 20, Văn miền Trung thế kỷ 20, Lý luận phê bình văn học miền Trung thế kỷ 20. Có thể nói, bộ ba tuyển tập chọn lọc này là công trình đồ sộ mang tính tổng kết và ghi nhận sự đóng góp của các thế hệ văn nghệ sĩ ở miền Trung trong một trăm năm qua với nhiều biến động về lịch sử, xã hội.

Thời kỳ đổi mới hội nhập, nhiều NXB được thành lập, nhưng NXB Đà Nẵng vẫn là địa chỉ tin cậy của anh em văn nghệ sĩ cả nước. Nhiều tác phẩm sáng tác theo khuynh hướng mới mang tính thử nghiệm được NXB mạnh dạn xuất bản, gây tiếng vang lớn trên văn đàn. Đó là các tác phẩm: Miền hoang tưởng (Đào Nguyễn), Bóng đè (Đỗ Hoàng Diệu), Tư duy tự do (Phan Huy Đường), Ba người khác (Tô Hoài), China town, Paris 11.8 (Thuận), Cõi người rung chuông tận thế, Bốn lối vào nhà cười (Hồ Anh Thái), Thơ Trần Dần… Ngoài ra, NXB Đà Nẵng cũng đã xuất bản nhiều đầu sách văn học cổ điển, văn học hiện đại phương Tây và các nước Nga, Mỹ, Ấn Độ, Mông Cổ, Trung Quốc… của các dịch giả uy tín như Thúy Toàn, Dương Tường, Việt Thương, Phạm Mạnh Hùng, Hoàng Ngọc Hiến, Đào Hùng…

Hầu hết tác phẩm sáng tác theo khuynh hướng mới mang tính thử nghiệm và những tác phẩm văn học dịch do NXB ấn hành đều được đông đảo bạn đọc nồng nhiệt đón nhận, được giới phê bình văn học quan tâm. Điều đáng ghi nhận là ấn phẩm của NXB Đà Nẵng không những có chất lượng về nội dung mà còn có hình thức trình bày đẹp, in ấn sang trọng. Nhiều tác phẩm do NXB xuất bản được Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Văn học Mê Kông, Giải thưởng Hội đồng Lý luận Trung ương, Hội Liên hiệp Các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, giải sách đẹp của Hội Nhà xuất bản Việt Nam…

Ngoảnh nhìn lại chặng đường đã qua, NXB Đà Nẵng đã có bước phát triển vững mạnh về mọi mặt. Nhà thơ Nguyễn Kim Huy – Phó Giám đốc kiêm Tổng Biên tập NXB Đà Nẵng, bảo với tôi: “Nhờ có sự đồng hành gắn bó của cấp các ngành Trung ương, địa phương, các thế hệ lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên, các cộng tác viên thân thiết, các nhà sách ở mọi miền đất nước cũng như sự tin yêu của bạn đọc trong và ngoài nước nên NXB mới có được những thành quả như hôm nay. Hy vọng sự đồng hành ấy sẽ ngày càng vững bền hơn, để NXB tiếp tục phát triển, tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn hơn, giá trị và có ý nghĩa hơn nữa trên hành trình xuất bản sách trong tương lai…”.

LÂM BÌNH THÁI

Tuổi 35, trưởng thành cùng niềm tin và hy vọng

Tháng 8-2019, Nhà xuất bản Đà Nẵng tròn tuổi 35, kể từ ngày thành lập 8-8-1984.

Ngay trong những năm đầu thành lập, Nhà xuất bản (NXB) Đà Nẵng đã đưa vào xuất bản nhiều đầu sách có giá trị, với sự cộng tác gắn bó của đội ngũ cộng tác viên, các nhà khoa học, những văn nghệ sĩ tên tuổi, tài năng, được nhiều thế hệ mến mộ như Nguyễn Tuân, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Tô Hoài, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu, Vũ Tú Nam, Lưu Công Nhân, Hoàng Kim Đáng… Hàng loạt tác phẩm của các tác giả, cây bút địa phương và cả nước lần lượt xuất hiện…

Một số tác phẩm đã xuất bản của NXB Đà Nẵng
Một số tác phẩm đã xuất bản của NXB Đà Nẵng

Ngoài ra, những đầu sách Văn học cổ điển và hiện đại phương Tây (Pháp, Anh, Ý, Đan Mạch, Tiệp, Tây Ban Nha, Áo, Nga, Mỹ, Achentina…) và phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Mông Cổ, các nước ASEAN…) được NXB xuất bản trong thời kỳ này cũng được bạn đọc hoan nghênh với sự cộng tác của một đội ngũ dịch giả có uy tín: Thúy Toàn, Dương Tường, Việt Thương, Phạm Mạnh Hùng, Thái Bá Tân, Ông Văn Tùng, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trung Đức, Dương Trung Quốc, Chương Thâu, Trần Đại Vinh…

Có nhiều đầu sách, công trình có giá trị, có mặt trong tủ sách vàng: Đà Nẵng – Thành tựu và triển vọng, Quảng Nam xưa và nay, Bà mẹ Việt Nam anh hùng thành phố Đà Nẵng, Lịch sử thành phố Đà Nẵng, Thơ Miền Trung thế kỷ XX – 1995, Văn miền Trung thế kỷ XX  – 1998 và Lý luận phê bình Văn học miền Trung thế kỷ XX  – 2001, Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn chủ biên); Những viên ngọc quý thời đại Hồ Chí Minh (các tác giả đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh – 2 tập); Phan Châu Trinh qua các tài liệu mới (Lê Thị Kinh – 2 tập); Từ điển Tiếng Việt (GS Hoàng Phê chủ biên)… Về giới thiệu tinh hoa văn hóa nhân loại, đáng chú ý nhất là bộ sách triết học của Giáo sư Francois Jullien (Minh triết Phương Đông và Triết học Phương Tây) và Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới (Jean Chevalier – Alain Gheerbrant, Phạm Vĩnh Cư và Nguyên Ngọc dịch). Nhiều tuyển tập, sáng tác chọn lọc về văn học nghệ thuật trong nước cũng được dư luận đánh giá cao: Tuyển tập Khương Hữu Dụng, Huỳnh Lý; Trinh Đường; Hoàng Châu Ký; Nguyễn Văn Xuân; Tố Hữu, Thu Bồn; Lưu Trùng Dương; Huy Cận; Chế Lan Viên; Tế Hanh, Nguyên Ngọc, Thanh Quế, Hoàng Phủ Ngọc Tường; Nguyễn Thiện Đạo; Vũ Tú Nam… Năm 2002, NXB nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 12-7-2004, NXB vinh dự được Chủ tịch Nước trao tặng Huân chương Lao động hạng ba.

Mười năm tiếp theo (2004-2014), NXB ra mắt nhiều đầu sách được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận và cũng có một số đầu sách gây ra sự xôn xao, khen chê mạnh mẽ của dư luận, báo chí, nhất là các đầu sách văn học mang tính thử nghiệm phong cách sáng tác mới: Tư duy tự do (Phan Huy Đường), Bóng đè (Truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu), China Town, Paris 11.8 (Thuận), Cõi người rung chuông tận thế, Bốn lối vào nhà cười (Hồ Anh Thái), Ba người khác (Tô Hoài), Thơ Trần Dần, Mười năm Văn học Đà Nẵng 1997-2007, Tổng tập Văn học Dân gian Đà Nẵng, Tuyển tập Huỳnh Thúc Kháng (Chương Thâu chủ biên), Tại sao Việt Nam (L.A. Patti, Lê Trọng Nghĩa dịch)…

Một số tác phẩm đã xuất bản của NXB Đà Nẵng
Một số tác phẩm đã xuất bản của NXB Đà Nẵng

Từ cuối năm 2008, NXB bước vào một thời kỳ phải đối diện với những khó khăn, thách thức to lớn, nhưng vẫn duy trì được số đầu sách xuất bản có thể xem là đáng kể so với tình hình chung, trừ năm 2009 phải tạm dừng hoạt động một thời gian: 2009 – 278 đầu sách, 2010 – 499 đầu sách, 2011 – 470 đầu sách, 2012 – 289 đầu sách, 2013 – 289 đầu sách, năm 2014 – 300 đầu sách, năm 2015 – 350 đầu sách, năm 2016 – 400 đầu sách, năm 2017 – 492 đầu sách, năm 2018 – 610 đầu sách và 6 tháng đầu năm 2019 – 400 đầu sách.

Trong đó, có nhiều đầu sách được dư luận đánh giá cao: Nhà văn Việt Nam hiện đại tại Đà Nẵng, Có 500 năm như thế (Hồ Trung Tú), Chí sĩ Lê Cơ trong phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỷ XX (Ngô Văn Minh), Từ điển Tiếng Việt thông dụng (Hoàng Phê chủ biên), Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo thế kỷ XX (Đỗ Bang biên soạn), Phạm Phú Thứ Toàn tập…

Nhiều đầu sách của NXB trong những năm này liên tiếp đoạt được những Giải thưởng Sách quốc tế và trong nước đáng ghi nhận: Năm 2010, NXB có 2 đầu sách Tập tục lễ hội Đất Quảng (Hội VNDG Đà Nẵng) đoạt giải Đồng Sách Hay và Chuyện ở miền cát cháy (Thanh Quế) đoạt giải Đồng Sách Đẹp, năm 2011 Tuyển tập Huỳnh Thúc Kháng được trao giải Vàng Sách Hay và năm 2012 tập sách ảnh Đà Nẵng xưa (Trầm My, Trương Vũ Quỳnh, Lưu Anh Rô biên soạn) đoạt giải Bạc Sách Đẹp của Hội Xuất bản Việt Nam. Năm 2010, Nghề và làng nghề truyền thống đất Quảng được trao giải B Giải thưởng Văn nghệ Dân gian Việt Nam của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.

Năm 2012, tác phẩm Thu Bồn – Nhà thơ trữ tình Đất Quảng (Nguyễn Kim Huy) được trao Giải C của Hội đồng LLPB VHNT Trung ương. Năm 2013, tiểu thuyết Xônve (Hoàng Minh Nhân) được tặng thưởng của Hội đồng Giải thưởng Văn học các nước Sông Mêkông năm 2015, Phạm Phú Thứ toàn tập được Hội Xuất bản Việt Nam trao tặng giải Vàng Sách Hay, Đà Nẵng – Dấu ấn thời gian được trao giải khuyến khích Sách Đẹp… Và nhiều tác phẩm văn thơ do Nhà xuất bản ấn hành đã đoạt các Giải thưởng của Ủy ban Toàn quốc các Hội VHNT Việt Nam, các Giải thưởng VHNT định kỳ 10 năm, 5 năm và hằng năm của các tỉnh, thành.

35 năm qua, NXB Đà Nẵng luôn có sự đồng hành gắn bó của các cấp, các ngành Trung ương, địa phương, các cộng tác viên thân thiết, các nhà sách ở mọi miền đất nước cũng như sự tin yêu của bạn đọc trong và ngoài nước. Hy vọng sự đồng hành ấy sẽ ngày càng vững bền hơn, để NXB Đà Nẵng được phát triển, tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn hơn, giá trị và có ý nghĩa hơn nữa trên hành trình xuất bản sách trong tương lai.

NGUYỄN KIM HUY

Tổng Biên tập Nhà xuất bản Đà Nẵng

Người Việt từng chỉ xưng hô tao – mày

Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cho rằng, người Việt từng có cách xưng hô phổ biến hai ngôi “tao” và “mày” duy nhất.

Người Việt sử dụng nhiều đại từ cho ba ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba, ví dụ: “tôi”, “ta”, “tao”, “tớ”, “mày”, “anh”, “em”, “chị”, “cô”, “chú”, “bác”, “ông”, “cụ”, “nó”… Trong khi đó, các ngôn ngữ khác, đại từ nhân xưng đơn giản. Ví dụ, tiếng Anh có “I” và “you”, ngôi thứ ba có “he”, “she”, “it”, cũng số nhiều của ba ngôi đó. Tiếng Hán cũng có ba ngôi thông dụng: “ủa”, “nỉ” và “tha”.

Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cho rằng, người Việt từng có cách xưng hô phổ biến hai ngôi “tao” và “mày” duy nhất. Nhận định này được ông nêu ra trong bài viết Tao mày in trong cuốn Nghệ thuật ngày thường tập 2.

Xưng hô “tao”, “mày” từng phổ biến như thế nào?

“Nghe những người thiểu số nói chuyện, tôi thấy hai ngôi tao mày duy nhất cũng được dùng phổ biến, điều này cũng thấy cách đây ba bốn mươi năm ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào trong”, Phan Cẩm Thượng viết.

Nguoi Viet tung chi xung ho tao - may hinh anh 1
Bộ sách Nghệ thuật ngày thường.

Ngoài việc chênh lệch tuổi tác, có quan hệ họ hàng các ngôi vẫn phức tạp, nhưng với quan hệ bình thường, việc dùng “tao” và “mày”, nói là “tau” và “mi” rất phổ biến. Cha mẹ nói với con cái, anh em gần tuổi nói với nhau, đàn ông đàn bà cùng trang lứa… tất cả phổ biến là “mi” và “tau”.

Phan Cẩm Thượng cho rằng đó là ngữ âm cổ của người Việt, thấy khắp từ Thanh Hóa đến xứ Quảng. Ông nhận định: “Tôi nghi ngờ rằng vào một thời xưa nào đó người Việt cũng chỉ dùng phổ biến đại từ nhân xưng đơn giản tao và mày, rồi vì một lý do nào đó, thời nào đó, cách thức xưng hô thay đổi theo chiều hướng gia đình hóa cho tới hiện nay”.

Không chỉ là cách thức xưng hô phổ biến trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, cách xưng hô nay đi vào văn bản. Phan Cẩm Thượng dẫn một văn bản tại hội nghị giải quyết những bất đồng liên quan đến thuật ngữ Kito giáo bằng tiếng Việt, do quyền Giám sát dòng Tên hai vùng Trung Nhật triệu tập tại Macao năm 1645.

Nguoi Viet tung chi xung ho tao - may hinh anh 2
Giáo sĩ Francisco de Pina.

Hội nghị đưa ra mô thức rửa tội bằng tiếng Việt có viết: “Tau rữa mâi nhân danh Cha ùa Con, ùa spirito santo” (tao rửa mày nhân danh Cha và Con, và spirit santo). Văn bản này có trong cuốn Dinh trấn Thanh Chiêm Quảng Nam (Đinh trọng Tuyến và Đinh Bá Truyền biên soạn).

Ở đây, việc xưng hô giữa cha xứ và con chiên được nói bằng hai ngôi “Tau” (tao) và “Mâi” (mi, mày). “Ngày nay, nếu một đức cha mà xưng mày – tao với con chiên trong nhà thờ thì quả là không ổn, nhưng điều đó cho thấy có thời việc xưng hô hai ngôi đơn giản là rất phổ biến ở Đàng Trong, nhất là xứ Quảng Nam, nơi cha Francisco de Pina được coi là người đầu tiên dùng chữ Latin phiên âm tiếng Việt”, Phan Cẩm Thượng viết.

Không chỉ trong văn bản của những người truyền giáo, việc xưng hô hai ngôi “mày”, “tao” còn lưu dấu trong nhiều văn bản lưu truyền trong dân gian. Phan Cẩm Thượng trong quá trình nghiên cứu, điền dã dân gian đã bắt gặp những văn bản như vậy.

Thầy chùa và Phật tử cũng xưng hô “mày”, “tao”

Trong bản in khắc gỗ ở chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lực, được khắc bằng chữ Nôm và chữ Hán song song (khắc năm 1752), có những câu như: “Bây chừ mày trong phép tao, tuồng có duyên xưa”, nghĩa là: “Ngươi đã được theo học phép thuật của ta, dường như là có duyên từ trước”.

Hoặc câu: “Ngày hôm nay nghe, hợp bằng lòng mày thửa nguyện”, nghĩa là: “Hôm nay được nghe Kinh, như ngươi thường mong ước”. Hay câu: “Thầy rằng mày đã nên phép nhà tao” (Thầy nói rằng ngươi đã học được phép thuật của ta). “Tao đáp nhà mày một áng sức vậy” (Ta giúp nhà ngươi một sức vậy).

Văn bản này được coi là in khắc lại một văn bản từ thế kỷ 15. Nội dung đối thoại giữa sư Khâu đà la và cô đệ tử Man Nương, sau này Khâu Đà La vô tình bước qua Man Nương khi cô ngủ ngoài bậc cửa, nên cô động mình mà có thai. Nên trong văn bản có câu: “Tao cùng mày chưng ấy lăng, chẳng hay sao lỗi ắt lại” (Ta với nhà ngươi không có chuyện gì, chẳng hay lỗi ấy từ đâu ra)…

Điều đó cho thấy, cho đến năm 1752, việc xưng hô giữa thầy chùa và Phật tử cũng là “mày” và “tao”. Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng đặt giả thuyết, việc phiên âm chữ Nôm trong văn bản này cũng theo lối mới, nếu đúng ở thế kỷ 15, cách xưng hô lúc đó có lẽ vẫn là “tau” và “mâi”.

Nguoi Viet tung chi xung ho tao - may hinh anh 3
Tác giả Phan Cẩm Thượng.

Không chỉ lần theo những vết dấu trong cách xưng hô của người Việt cổ, nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng còn tìm cách lý giải vì sao lối xưng hô cũ đã đổi thay. Ngày nay, cách xưng “mày”, “tao” không còn là hai ngôi phổ biến duy nhất nữa, thay vào đó người Việt dùng những đại từ nhân xưng trong quan hệ gia đình đem ra xã hội.

“Người ta cho rằng, sau những cuộc chiến tranh ác liệt thời Trần và thời Lê với quân Nguyên Mông và quân Minh, người Việt phải đi sơ tán trong toàn quốc, người sơ tán và người địa phương phải coi nhau như người nhà, nên gọi nhau là anh em, chú bác, đồng bào”, Phan Cẩm Thượng đặt giả thuyết.

Thời Lê sơ bắt đầu coi trọng Nho giáo, lấy lễ nghĩa cương thường làm rường mối xã hội, quan hệ xã hội trở nên phức tạp dần và nhiều nghi lễ, tập tục, kết quả là một cách xưng hô mới trong tiếng Việt dần hình thành.

Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cũng đánh giá ngôn ngữ là hiện tượng rộng rãi trong cộng đồng dân tộc, nó thay đổi, bổ sung và mất đi liên tục theo các trào lưu xã hội hàng ngày.

Nghệ thuật ngày thường là bộ sách hai tập, trong đó, tác giả dùng góc nhìn nghệ thuật để nói về vẻ đẹp trong những sinh hoạt, tập tục ngày thường của người Việt, từ đó cho thấy giá trị văn hóa dân gian.

Phan Cẩm Thượng (1957) là một nhà nghiên cứu văn hóa uy tín hàng đầu hiện nay, đặc biệt là lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa dân gian của người Việt. Ông nghiên cứu nghệ thuật, từng dạy học, viết báo và viết sách về nghệ thuật.

Ông từng xuất bản những công trình mang tính hàn lâm, uy tín như Điêu khắc cổ Việt Nam, Đồ họa cổ Việt Nam, Điêu khắc Tây Nguyên, Chùa Dâu – Tứ Pháp, Chùa Bút Tháp… Những công trình này có tính nền tảng để dạy, học, mở ra các hướng nghiên cứu tiếp theo.

(theo báo điện tử: https://news.zing.vn/nguoi-viet-tung-chi-xung-ho-tao-may-post926334.html)

Hội sách TP.HCM 2018 là lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam

Với 900 gian hàng của 175 đơn vị cả Việt Nam và quốc tế, Hội sách TP.HCM 2018 khai mạc từ tối 19/3 và mở đến 25/3. Số lượng sự kiện cũng rất lớn: 55 buổi giao lưu, ra mắt sách.

Về thành công của Hội sách TP.HCM trong suốt 10 năm qua, BTC cho biết đó là do hội sách xuất phát từ ý tưởng của những người làm nghề (ba đơn vị gồm NXB Tổng hợp TP.HCM, công ty Fahasa, NXB Trẻ), nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của các sở ban ngành, UBND thành phố. Ngay từ khi ra đời, Hội sách đã nhận được sự chung tay của các công ty, nhà sản xuất khắp cả nước chứ không riêng TP.HCM.

Sáng 14/3, BTC Hội sách TP.HCM họp báo công bố kế hoạch hội sách năm nay, được tổ chức nhân Ngày Sách Việt Nam 21/3 và Ngày Sách và Bản quyền thế giới 23/4.

Ông Phạm Minh Thuận (Tổng Giám đốc FAHASA, Phó trưởng ban tổ chức), cho biết: “Hội sách TP.HCM là hội sách lớn nhất từ trước đến nay, lớn gấp 20% về quy mô so với các hội sách trước. Cách dàn dựng về mặt hình ảnh đẹp hơn rất nhiều so với các hội sách trước”.

Cụ thể, hội sách có 900 gian hàng tiêu chuẩn của 175 đơn vị tham dự cả Việt Nam và quốc tế. Lần thứ 10 tổ chức, Hội sách TP.HCM đã tăng gấp 10 lần về quy mô so với năm đầu tiên là 110 gian hàng.

Hoi sach TP.HCM 2018 la lon nhat tu truoc den nay o Viet Nam hinh anh 1
BTC Hội sách TP.HCM tự tin vào thành công của lần thứ 10 tổ chức.

Theo ông Thuận, năm nay, sân khấu trung tâm nằm trong một gian nhà lớn, công năng đạt tối đa thay vì trước đây chỉ sử dụng được vào buổi tối và buổi sáng, còn buổi trưa và chiều thì rất nắng. Chính vì vậy, các hoạt động tại hội sách TP.HCM 2018 cũng tăng cao: gần 55 hoạt động trong vòng 7 ngày.

Trong đó, chủ yếu là hoạt động ra mắt sách mới, giao lưu tác giả, ký tặng sách, tọa đàm. Đặc biệt, số lượng sách về các mảng thanh thiếu nhi, kỹ năng và công nghệ vượt trội so với sách lịch sử, văn hóa và văn học.

Đó là nhận xét của ông Nguyễn Minh Nhưt (Giám đốc NXB Trẻ, Phó trưởng BTC hội sách). Ông Nhựt nhấn mạnh sự xuất hiện của sách công nghệ và các phương pháp giáo dục có mối liên hệ mật thiết với đời sống xã hội, cùng những buổi tọa đàm đi kèm.

Ông Nguyễn Minh Nhựt nhận định: “Lâu nay, các đơn vị khác dùng từ “hội chợ sách”, chỉ riêng TP.HCM dùng từ “hội sách” trong suốt 10 năm tồn tại từ trước đến nay, chứng tỏ đây là ngày hội của toàn ngành xuất bản, chứ không chỉ là cái chợ để bán sách của toàn ngành”.

BTC tự tin sau 10 năm hoạt động, Hội sách TP.HCM đã trở thành một hoạt động văn hóa thực sự của thành phố.

Niềm tự hào của những người tổ chức hội sách là mỗi năm, hội sách lại tạo ra một ngày hội thực sự để các gia đình, nhóm bạn tụ hội. “Hình ảnh cha dắt con đi, mẹ bế con đi, thậm chí những cảnh kẹt xe mỗi lần hội sách… đều khiến chúng tôi tự hào”, ông Nhựt bày tỏ.

Ông Phạm Minh Thuận bổ sung một yếu tố: “Hội sách TP.HCM còn giữ được bản sắc bởi dù còn thừa gian hàng, BTC kiên quyết không nhận đăng ký của những doanh nghiệp ngoài sách, để giữ hội sách là không gian riêng dành cho sách”.

Với sự tham gia của các công ty sách – những đơn vị đang rất năng động trong ngành xuất bản, Hội sách TP.HCM ngày càng thu hút đông đảo công chúng, đặc biệt là các độc giả trẻ.

Hoi sach TP.HCM 2018 la lon nhat tu truoc den nay o Viet Nam hinh anh 2
Tự truyện Đức Phúc – I Believe I Can Fly được ra mắt tại Hội sách TP.HCM lần này. Ảnh: Saigon Books.

Ca sĩ Đức Phúc ra mắt tự truyện tại Hội sách TP.HCM

Đức Phúc – I Believe I Can Fly là cuốn sách viết về tuổi thơ, tuổi thiếu niên của Đức Phúc và cả những bước ngoặt lớn trong cuộc đời nam ca sĩ. Đó là khi anh đăng quang Giọng hát Việt, bị công chúng chê bai về ngoại hình, tiến hành giảm cân, phẫu thuật thẩm mỹ để có gương mặt ưa nhìn hơn, cũng nhờ đó mà sự nghiệp ca hát có nhiều nét khởi sắc.

Nam ca sĩ sẽ có buổi ra mắt sách vào ngày 20/3 trong khuôn khổ hội sách.

 

 

 

 

‘Nhà văn trẻ Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường sách’

Trong 10 tác phẩm bán chạy nhất hội sách thì có đến một nửa là của tác giả trẻ. Sự thành công của họ là tận dụng tốt mạng xã hội, giao lưu, trao đổi với bạn đọc trước khi ra sách.

(Mi Ly theo zing.vn)

Nhiều nhà xuất bản đang gặp khó khăn tài chính

Ngày 17/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị giao ban cơ quan chủ quản nhà xuất bản.

Nhieu nha xuat ban dang gap kho khan tai chinh hinh anh 1
Ông Phạm Văn Linh – Phó ban Tuyên giáo TƯ và ông Hoàng Vĩnh Bảo – Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam chủ trì hội nghị.

Gần một nửa số NXB thiếu kinh phí

Tại hội nghị, ông Nguyễn Quang Thiều – Giám đốc NXB Hội Nhà văn – nêu thực trạng: “Nhà xuất bản không có ngân sách nhà nước, cơ quan có vài chục người. Hội Nhà văn (cơ quan chủ quản) không có đầu tư bởi hội cũng rất nghèo”.

Ông Nguyễn Nguyên – Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí – Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương – cho biết nhiều cơ quan chủ quản chưa đầu tư vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật và các chính sách hỗ trợ tài chính.

Trong số 60 nhà xuất bản trên cả nước, có 23 nhà xuất bản chưa đủ điều kiện hoạt động. Trong đó, 15 nhà xuất bản thiếu kinh phí hoạt động, 2 nhà xuất bản thiếu chức danh lãnh đạo, 6 nhà xuất bản chưa đầy đủ hồ sơ cấp đổi. Dù đã quá 2 năm so với quy định nhưng tiến độ của việc cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản vẫn đang rất chậm.

Ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản nêu hiện trạng nhiều nhà xuất bản đang hoạt động trong tình trạng cơ sở vật chất nghèo nàn, xuống cấp, điều kiện làm việc còn thiếu thốn.

Cục Xuất bản, In và Phát hành sẽ có biện pháp nhằm thúc đẩy cơ quan chủ quản có trách nhiệm hơn với hoạt động của các nhà xuất bản. Cụ thể, từ ngày 1/3, nhà xuất bản nào chưa cấp đổi giấy phép, Cục sẽ tạm dừng việc cấp phép xuất bản phẩm.

Liên quan tới việc cấp vốn điều lệ đủ điều kiện hoạt động, ông Nguyễn Nguyên cho hay có những cơ quan chủ quản, để đảm bảo điều kiện cấp đổi giấy phép hoạt động kinh doanh cho đơn vị, đã chi tạm ứng số vốn 5 tỷ đồng (vốn điều lệ để thành lập nhà xuất bản theo luật Xuất bản 2013) theo quy định. Nhưng số tiền đó không được đưa vào kinh doanh mà hoàn trả ngay sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký khiến cho đơn vị không chủ động nguồn vốn hoạt động. Có nhà xuất bản nhiều năm không được đầu tư, kể cả đặt hàng làm sách từ Nhà nước.

Nhieu nha xuat ban dang gap kho khan tai chinh hinh anh 2
Ông Nguyễn Nguyên – Vụ phó Vụ Báo chí – Xuất bản, Ban Tuyên giáo TƯ nêu hiện trạng nhiều cơ quan chủ quản chưa quan tâm, đầu tư cho nhà xuất bản.

Nhiều NXB vẫn hoạt động có lãi

Tuy nhiên, năm 2017 được đánh giá là năm mà mức đầu tư cho nhà xuất bản có tăng lên. Từ kết quả đầu tư đó, hiệu suất sản xuất kinh doanh nhiều đơn vị xuất bản có kết quả tốt.

NXB Trẻ có doanh thu ước đạt 101 tỷ đồng, NXB Công an Nhân dân doanh thu ước đạt 35 tỷ đồng, NXB Quân đội Nhân dân doanh thu trên 35 tỷ đồng, NXB Đồng Nai đạt doanh thu 3,9 tỷ đồng…

Nhiều cơ quan chủ quản quan tâm, tạo điều kiện cho các nhà xuất bản bằng các đơn đặt hàng sách với kinh phí lớn. NXB Chính trị Quốc gia có các đề án với tổng kinh phí 13 tỷ đồng, NXB Tổng hợp TP HCM với 5,7 tỷ đồng, NXB Văn hóa văn nghệ với 3,5 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, một số cơ quan đầu tư cho hoạt động xuất bản điện tử, ví dụ NXB Quân đội Nhân dân được đầu tư 29,9 tỷ đồng. NXB Đại học Thái Nguyên được cấp 9 tỷ để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác xuất bản tài liệu điện tử. NXB Chính trị Quốc gia được đầu tư 5 tỷ để xây dựng các phần mềm tích hợp, quản lý nhà xuất bản, số hóa tài liệu.

(theo zing.vn)