Nhà xuất bản Đà Nẵng khẳng định vị thế trên mặt trận văn hóa

Nhà xuất bản Đà Nẵng khẳng định vị thế trên mặt trận văn hóa

Chiều 7-8, NXB Đà Nẵng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (1984 – 2024). Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Chí Cường.
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Chí Cường tặng hoa chúc mừng NXB Đà Nẵng nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập.
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Chí Cường tặng hoa chúc mừng NXB Đà Nẵng nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập.

NXB Tổng hợp Quảng Nam – Đà Nẵng được thành lập ngày 8-8-1984 theo Quyết định số 05-QĐ/TV của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng, tên thương hiệu là NXB Đà Nẵng, với nhiệm vụ xuất bản sách tổng hợp về mọi lĩnh vực, phục vụ kịp thời yêu cầu xuất bản trên lĩnh vực sáng tạo, nghiên cứu văn hóa, khoa học tại tỉnh nhà; đồng thời đáp ứng nhu cầu và khát vọng hưởng thụ văn hóa tinh thần, góp phần đắc lực vào nâng cao văn hóa đọc nói riêng cũng như văn hóa nói chung tại địa phương và cả nước.

Qua 40 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, biên tập viên, nhân viên qua từng thời kỳ của NXB Đà Nẵng thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ nặng nề nhưng đầy vẻ vang của mình; vừa làm tốt công tác tư tưởng – văn hóa của Đảng, vừa chăm lo sản xuất kinh doanh, bảo đảm đời sống… cho cán bộ, biên tập viên, nhân viên.

Là địa chỉ tin cậy trong việc biên soạn, biên tập sách lịch sử, kỷ yếu… của các địa phương, ngành tại Đà Nẵng cũng như các tỉnh khu vực miền Trung – Tây Nguyên, thời gian qua, nhiều tác phẩm của NXB Đà Nẵng đoạt các giải thưởng cấp quốc gia như: Tác phẩm “Huỳnh Thúc Kháng tuyển tập” – giải vàng “Sách Hay” 2011; Tác phẩm “Đà Nẵng đẹp” – giải Bạc “Sách Đẹp” 2012; Tác phẩm “Phạm Phú Thứ toàn tập” – giải Vàng “Sách Hay” năm 2016; tác phẩm “Phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam Việt Nam” – giải C Sách Quốc gia năm 2023; Tác phẩm “Hồ Chí Minh – Vĩ đại một lãnh tụ cách mạng” – giải C Giải thưởng Sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2023… Cùng với đó là hàng trăm tác phẩm đoạt các giải thưởng thường niên và định kỳ của các hội, ngành, địa phương… trong cả nước.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Chí Cường gửi lời chúc mừng đến các thế hệ cán bộ, biên tập viên, nhân viên qua các thời kỳ của NXB Đà Nẵng nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập. Ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng cùng kết quả đạt được của NXB Đà Nẵng trong thời gian qua, Phó Chủ tịch UBND thành phố mong muốn, thời gian đến, tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên tiếp tục phát huy truyền thống của NXB, đoàn kết, nỗ lực, trách nhiệm, tâm huyết tìm phương thức mới, hướng đi mới để đưa đơn vị ngày càng phát triển vững mạnh hơn; khẳng định vị thế trên mặt trận văn hóa, sự tin cậy của các đối tác, sự tin yêu của các tác giả, cộng tác viên và đông đảo người đọc…

Thanh Hoa

https://cadn.com.vn/nha-xuat-ban-da-nang-khang-dinh-vi-the-tren-mat-tran-van-hoa-post299420.html?fbclid=IwY2xjawEhCxVleHRuA2FlbQIxMAABHSKhZi2WXC0Rsr86xKMp6W3zzNsIqJaVhqG0mC40kPUvFVKTFxqiAN-R9Q_aem_H4gmYQvFIwwnd84D8Q_H5g

Kỷ niệm 40 năm thành lập Nhà xuất bản Đà Nẵng

Kỷ niệm 40 năm thành lập Nhà xuất bản Đà Nẵng
Chiều 7-8, Nhà xuất bản Đà Nẵng tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập (08-8-1984 – 08-8-2024). Đến dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường.

Suốt chặng đường hình thành và phát triển, Nhà xuất bản Đà Nẵng xây dựng một thương hiệu vững chắc; đó là sự “dấn thân” trên lĩnh vực xuất bản với tinh thần tiên phong; phục vụ công tác định hướng tư tưởng, thẩm mỹ và nhu cầu thụ hưởng văn hóa; góp phần tạo nên những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp cho xã hội…

Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường tặng hoa chúc mừng Nhà xuất bản Đà Nẵng

Nhiều tác phẩm của Nhà xuất bản Đà Nẵng đoạt các giải thưởng cấp quốc gia như: Tác phẩm Tập tục lễ hội Đất Quảng (tập III Tổng tập Văn hoá văn nghệ dân gian đất Quảng) – giải Đồng “Sách Hay” và truyện ký Chuyện ở miền cát cháy – giải Đồng “Sách Đẹp” năm 2010; Tác phẩm Huỳnh Thúc Kháng tuyển tập – giải vàng “Sách Hay” 2011; Tác phẩm Đà Nẵng đẹp – giải Bạc “Sách Đẹp” 2012; Tác phẩm Phạm Phú Thứ toàn tập – giải Vàng “Sách Hay” năm 2016; tác phẩm Phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam Việt Nam – giải C Sách Quốc gia năm 2023; Tác phẩm Hồ Chí Minh – Vĩ đại một lãnh tụ cách mạng – giải C Giải thưởng Sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2023…

Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường phát biểu tại lễ kỷ niệm

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, cố gắng, kết quả đạt được của Nhà xuất bản Đà Nẵng trong suốt 40 năm qua.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường mong muốn, thời gian đến Nhà xuất bản Đà Nẵng tiếp tục thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị; đồng thời chăm lo sản xuất kinh doanh, bảo đảm đời sống… cho cán bộ, biên tập viên, nhân viên.

KHÁNH NHI

https://danang.gov.vn/vi/web/guest/chinh-quyen/chi-tiet?id=60109&_c=3

Nhà xuất bản Đà Nẵng kỷ niệm 40 năm thành lập

Nhà xuất bản Đà Nẵng kỷ niệm 40 năm thành lập

Qua 40 năm hình thành và phát triển, Nhà xuất bản Đà Nẵng xây dựng thương hiệu vững chắc trên lĩnh vực xuất bản với những sản phẩm văn hóa chất lượng cao, phục vụ công tác định hướng tư tưởng, thẩm mỹ và nhu cầu thụ hưởng văn hóa, góp phần tạo nên những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp cho xã hội…

Nhiều tác phẩm của Nhà xuất bản Đà Nẵng đoạt các giải thưởng cấp quốc gia như: tác phẩm Huỳnh Thúc Kháng tuyển tập – giải vàng “Sách Hay” 2011; tác phẩm Đà Nẵng đẹp – giải Bạc “Sách Đẹp” 2012; tác phẩm Phạm Phú Thứ toàn tập – giải Vàng “Sách Hay” năm 2016; tác phẩm Phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam Việt Nam – giải C Sách Quốc gia năm 2023; tác phẩm Hồ Chí Minh – Vĩ đại một lãnh tụ cách mạng – giải C Giải thưởng Sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2023… Từ năm 2021, nhằm lan tỏa giá trị văn hóa, lịch sử của xứ Quảng giàu truyền thống, động viên và ghi nhận những cống hiến của các tác giả, cộng tác viên, Nhà xuất bản Đà Nẵng hình thành “Tủ sách Đất Quảng” và trao “Tặng thưởng Sách Hay” của nhà xuất bản hằng năm.

NGỌC HÀ

https://baodanang.vn/xa-hoi/202408/nha-xuat-ban-da-nang-ky-niem-40-nam-thanh-lap-3979856/

Nhà xuất bản gắn với thương hiệu Đà Nẵng

Nhà xuất bản gắn với thương hiệu Đà Nẵng

Nhà xuất bản (NXB) Đà Nẵng – do ông Nguyễn Văn Giai làm Giám đốc kiêm Tổng Biên tập đầu tiên – được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng thành lập ngày 8-8-1984, đến nay đã tròn 40 năm đồng hành với sự phát triển của Đà Nẵng – ngay từ khi thành phố này còn là tỉnh lỵ của Quảng Nam – Đà Nẵng cho đến khi đã trở thành đơn vị hành chính cấp tỉnh trực thuộc Trung ương.

Nhà xuất bản Đà Nẵng chú trọng công tác quảng bá thương hiệu và sản phẩm, thích ứng với xu thế phát triển. Trong ảnh: Ra mắt sách Cuộc chiến thương hiệu - Sáng tạo hay chịu chết tại đường sách Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: ANH QUÂN
Nhà xuất bản Đà Nẵng chú trọng công tác quảng bá thương hiệu và sản phẩm, thích ứng với xu thế phát triển. Trong ảnh: Ra mắt sách Cuộc chiến thương hiệu – Sáng tạo hay chịu chết tại đường sách Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: ANH QUÂN

Trong bài báo “Tuổi 30 NXB Đà Nẵng” đăng trên Báo Công an thành phố Đà Nẵng ngày 8-8-2014, cựu Phó Giám đốc kiêm Tổng Biên tập Hồ Duy Lệ nhớ lại: “Lúc đó cả nước có rất ít NXB. Ngay ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh số NXB chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn cả miền Trung và Tây Nguyên không có một NXB. Chính cái thuận lợi không ai mong đợi này đã giúp anh Nguyễn Văn Giai và những cộng sự phát huy tối đa khả năng khai thác thị trường và sức sáng tạo của mình trong nghề xuất bản sách”.

Góp vào sự nghiệp phát triển văn hóa đọc

Được đô thị hóa khá sớm – trở thành đô thị loại II (municipalité de 2è class) từ năm 1889, ngang cấp với Chợ Lớn và Phnom Penh – nhưng hoạt động xuất bản sách ở Tourane phát triển rất yếu không chỉ so với Sài Gòn và Hà Nội mà còn so với nhiều tỉnh, thành phố khác. Đà Nẵng tự hào có nhà văn nữ Huỳnh Thị Bảo Hòa nhưng tác phẩm “Tây phương mỹ nhơn” của bà – cuốn tiểu thuyết đầu tiên của một nhà văn nữ Việt Nam được in thành sách – lại không được ấn hành ở Tourane mà là ở Nhà in Bảo Tồn trong Sài Gòn (2 tập, tổng cộng 76 trang khổ 14x20cm). Lý do là ở Tourane vào năm 1927 vẫn chưa có nhà in và NXB tại chỗ – mãi đến nửa sau thập niên 1930, ở Tourane mới có NXB. Tư tưởng mới chuyên in sách cách mạng (như hai cuốn “Xã hội tư bản”“Thế giới cũ và thế giới mới” của Phan Đăng Lưu với bút danh Tân Cương, mỗi cuốn chỉ xấp xỉ 30 trang in)…

Thậm chí đến tận năm 1975, dẫu được xem là đô thị lớn nhất miền Nam chỉ sau Sài Gòn, Đà Nẵng cũng chỉ có một NXB tư nhân là NXB Da Vàng của ông Huỳnh Khanh ở đầu đường Nguyễn Du thành lập năm 1970… Như vậy nếu không tính chi nhánh các NXB của Trung ương hoặc các địa phương khác trên địa bàn thành phố cũng mang tên Đà Nẵng như Chi nhánh Đà Nẵng – NXB Chính trị quốc gia Sự thật, hay NXB Trẻ Chi nhánh Đà Nẵng… thì NXB Tổng hợp Đà Nẵng hiện nay là NXB duy nhất mang thương hiệu Đà Nẵng, góp phần quảng bá văn hóa đọc của thành phố bên sông Hàn.

Trong tham luận trình bày ở hội nghị Đọc sách toàn dân Trung Quốc lần thứ ba tổ chức tại thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam với chủ đề “Cùng nhau xây dựng xã hội tri thức và chia sẻ nền văn minh hiện đại” vào hạ tuần tháng Tư vừa qua, khi giới thiệu về văn hóa đọc của thành phố Đà Nẵng, tôi đã nhấn mạnh: “Trên con đường Bạch Đằng nằm dọc tả ngạn sông Hàn, Đà Nẵng đã hình thành Thư viện Khoa học tổng hợp từ năm 1979, được trùng tu năm 2015 với thiết kế hình một cuốn sách mở, hoạt động hiệu quả hơn 40 năm qua. Nơi đây hằng năm diễn ra nhiều hoạt động liên quan đến văn hóa đọc như hội chợ sách, giới thiệu sách và tổ chức giao lưu giữa tác giả với độc giả, tập trung vào ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21-4… Đà Nẵng có NXB Đà Nẵng – một NXB công lập được thành lập từ năm 1984 và đến nay tuy không còn là một đơn vị sự nghiệp công lập nhưng vẫn là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Tất cả đã góp phần làm cho văn hóa đọc Đà Nẵng thêm phong phú đa dạng”.

Những thành tựu ngày càng vươn xa

Nếu như không có một NXB công lập của riêng mình suốt bốn thập niên qua, chắc rằng Đà Nẵng khó có thể cho ra mắt độc giả những cuốn sách Quảng Nam học/ Đà Nẵng học khá đồ sộ như: Thơ miền Trung thế kỷ XX; Văn miền Trung thế kỷ XX;  Lý luận phê bình văn học miền Trung thế kỷ XX; Tuyển tập Lý luận và phê bình Văn học-Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng (1997-2017); Thơ Quảng Nam-Đà Nẵng 1975-1990; Văn Quảng Nam-Đà Nẵng 1975-1990; Bút ký Đà Nẵng 1997-2010; Truyện ngắn hay Non Nước; Nhà văn Việt Nam hiện đại tại Đà Nẵng; 40 năm truyện ngắn Đà Nẵng 1975-2015; Ca dao, dân ca đất Quảng; Truyện kể dân gian đất Quảng; Tập tục, lễ hội đất Quảng; Nghề và làng nghề truyền thống đất Quảng; Ẩm thực đất Quảng; Bảo tồn văn hóa dân gian Cơ tu huyện Hòa Vang; Đà Nẵng 25 năm sưu tầm nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian; Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam Đà Nẵng (1975-1996); Đà Nẵng – Khát vọng phát triển và phồn vinh; Quảng Nam 550 năm hình thành và phát triển (1471-2021); Hoàng Sa, Trường Sa – Chủ quyền của Việt Nam; 45 năm hải chiến Hoàng Sa; Biển, đảo – máu thịt quốc gia, không gian sinh tồn của dân tộc; Phạm Phú Thứ toàn tập; Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới; Huỳnh Thúc Kháng tuyển tập; Tuyển tập Hoàng Châu Ký, Tuyển tập thơ Khương Hữu Dụng, Tuyển tập thơ văn Võ Quảng, Nguồn gốc và sự hình thành giọng Quảng Nam, Nguyễn Văn Xuân – 22 truyện ngắn trước năm 1945, Đất Quảng trong lịch sử – Tư liệu và nghiên cứu, Đà Nẵng những ngày tháng cũ & những câu chuyện miền Nam giai đoạn 1954-1975, Nam Ô và những chuyện kể…

Đương nhiên thành tựu của NXB Đà Nẵng trong bốn thập niên vừa qua cũng không dừng lại ở những ấn phẩm “cây nhà lá vườn” trong phạm vi Đà Nẵng – hay rộng hơn chút nữa là trong phạm vi đất Quảng nói riêng, miền Trung nói chung – mà còn nỗ lực vươn ra năm châu bốn biển. Có thể nói các ấn phẩm dịch từ tiếng nước ngoài của NXB Đà Nẵng từ khi thành lập tới nay cũng rất phong phú và đầy hấp dẫn, chẳng hạn các cuốn sách triết học của François Jullien: Xác lập cơ sở cho đạo đức – Đối thoại giữa Mạnh Tử và một triết gia phái Ánh sáng; Bàn về tính hiệu quả; Bàn về cái Nhạt – dựa vào tư tưởng và mỹ học Trung Hoa; Minh triết phương Đông và triết học phương Tây; Bàn về chữ Thế…; hay tác phẩm của André Chieng phái sinh từ các cuốn sách François Jullien – Bàn về thực tiễn của Trung Hoa cùng với François Jullien; hay cuốn Ludwig Wittgenstein – Bài giảng và trò chuyện về mỹ học, tâm lý và niềm tin tôn giáo; hoặc cuốn Sử Việt nhìn từ tài liệu nguồn của nhà Việt Nam học Trần Kinh Hòa, và đặc biệt là các tác phẩm văn chương nước ngoài danh giá như ba thi phẩm Bầy chim lạc; Mùa hái quả; Người thoáng hiện của thi hào Ấn Độ Gurudev Rabindranath Tagore – chủ nhân giải Nobel văn chương năm 1913, như tiểu thuyết Chiến tranh không có khuôn mặt phụ nữ của nữ văn sĩ người Belarus Svetlana Alexandrovna Alexievich – chủ nhân giải Nobel văn chương năm 2015, như tiểu thuyết Trong một đêm tối trời tôi ra khỏi ngôi nhà tịch mịch của mình của nhà văn người Áo Peter Handke – chủ nhân giải Nobel văn chương năm 2019, và còn nhiều tác phẩm khác nữa…

Một số ấn phẩm của NXB Đà Nẵng đã được vinh danh: tại giải thưởng Sách Việt Nam năm 2010, cuốn Tập tục lễ hội Đất Quảng(tập III Tổng tập Văn hóa văn nghệ dân gian đất Quảng) đoạt giải Đồng “Sách Hay” và truyện ký Chuyện ở miền cát cháy được trao giải Đồng “Sách Đẹp”; bộ sách Huỳnh Thúc Kháng tuyển tập – giải Vàng “Sách Hay” 2011; cuốn Đà Nẵng đẹp – giải Bạc “Sách Đẹp” 2012. Trong ngày hội Sách năm 2016, bộ sách Phạm Phú Thứ toàn tập đoạt giải Vàng ở hạng mục “Sách Hay”. Tại giải thưởng Sách quốc gia năm 2023, sách Phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam Việt Nam đoạt giải C. Cuốn Việt Nam – hôm nay và ngày mai thuộc hạng mục “Sách nghiên cứu” và cuốn Kinh tế Nhật Bản, giai đoạn phát triển thần kỳ 1955-1973 thuộc hạng mục “Sách kinh tế” cùng đoạt giải Sách Hay năm 2022 của Viện Giáo dục IRED, Dự án Khuyến đọc Sách hay và Sáng kiến OpenEdu. Hay tại giải thưởng Sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương, sách Hồ Chí Minh – Vĩ đại một lãnh tụ cách mạng đã đoạt giải C…

* Qua bốn thập niên gắn với thương hiệu Đà Nẵng, NXB Đà Nẵng có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triển văn hóa đọc của thành phố. Nhất định NXB Đà Nẵng sẽ còn tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành một thành phố thực sự đáng đến, đáng sống và đáng đầu tư. Để duy trì và phát triển NXB Đà Nẵng, rất mong trong thời gian tới, cơ quan chủ quản của NXB 40 năm tuổi này sẽ có sự đầu tư mạnh mẽ hơn về nhân lực và nguồn lực tài chính, cũng như sẽ có cơ chế, chính sách phù hợp hơn nhằm tạo chuyển biến thực sự trong hoạt động xuất bản – cả trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

BÙI VĂN TIẾNG

Dấu ấn Nhà xuất bản Đà Nẵng

Dấu ấn Nhà xuất bản Đà Nẵng

Với 40 năm hình thành và phát triển (8/8/1984 – 8/8/2024), Nhà xuất bản Đà Nẵng từng bước tạo dấu ấn trong việc lưu giữ, phát huy bản sắc đa dạng của lịch sử, văn hóa xứ Quảng qua từng ấn phẩm của mình.

Cuộc tình vùng đất lửa - tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng của nhà văn Hồ Duy Lệ vừa ra mắt bạn đọc. Ảnh: H.Q
Cuộc tình vùng đất lửa – tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng của nhà văn Hồ Duy Lệ ra mắt bạn đọc hồi tháng 3/2024. Ảnh: H.Q

Lưu giữ hồn cốt quê nhà…

Trong buổi ra mắt cuốn sách “Cuộc tình vùng đất lửa” do Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản vào tháng 3/2024 vừa qua, nhà văn, nhà báo Hồ Duy Lệ tâm sự, ông viết cuốn sách này để kỷ niệm về những cuộc chia ly đã để lại tình yêu, đau khổ và có cả hạnh phúc ở mảnh đất Quảng Nam – Đà Nẵng, trong đó có gia đình ông.

Đọc hơn 400 trang sách, những cuộc đời và cuộc tình – từ những người bình dị đến những anh hùng, hiện lên thật bi tráng. Đó cũng là “dòng chảy” trong suốt 30 năm sáng tác của Hồ Duy Lệ, từ cuốn sách đầu tiên “Cát xanh” (in năm 1994) đến nay.

Mảnh đất giàu truyền thống xứ Quảng luôn nảy sinh những ý tưởng để hình thành những trang sách trong con người của nhà báo, nhà văn – từng giữ các trọng trách người đứng đầu của các cơ quan xuất bản, báo chí: Quyền Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Đà Nẵng, Tổng Biên tập Báo Quảng Nam…

Và để lưu lại những trang sử đời và truyền lửa đến bạn đọc, tác giả Hồ Duy Lệ gửi gắm những tác phẩm của mình ở Nhà xuất bản Đà Nẵng, từ đó lan tỏa trong đời sống xã hội.

Gần đây, trong dư luận của giới nghiên cứu ngôn ngữ và cả lịch sử, cuốn sách “Nguồn gốc và sự hình thành giọng Quảng Nam” của PGS-TS. Andrea Hoa Pham – một người con xứ Quảng, đang nghiên cứu và giảng dạy tại Đại học Florida (Hoa Kỳ), nổi lên như một “hiện tượng”.

Cuốn sách này được Nhà xuất bản Đà Nẵng “đặt hàng” cho tác giả – từ một công trình nghiên cứu về ngôn ngữ. Trong đó, với những luận giải được trình bày dưới dạng ngôn ngữ nhẹ nhàng, dễ hiểu với đông đảo người đọc, tác giả cho biết đây là câu chuyện về hành trình khám phá và hiểu biết của mình về những điều kỳ diệu và kỳ lạ của giọng Quảng Nam.

Để “hệ thống hóa” những sáng tác, nghiên cứu về quê nhà, từ năm 2021, Nhà xuất bản Đà Nẵng có chủ trương và tiến hành xây dựng “Tủ sách Đất Quảng”, với mong muốn tập hợp những tác phẩm có chất lượng viết về đất và người xứ Quảng, tôn vinh các tác giả sinh sống và làm việc tại quê hương.

Nỗ lực truyền bá giá trị vùng đất

Ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình, cùng với việc khai thác đề tài xuất bản trong và ngoài nước, các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, biên tập viên, nhân viên của Nhà xuất bản Đà Nẵng chịu khó “cày sâu cuốc bẫm” trên mảnh đất quê hương, tổ chức biên soạn, biên tập và xuất bản nhiều ấn phẩm có giá trị.

Đó là các “tập đại thành” như: Phạm Phú Thứ toàn tập, Phan Châu Trinh toàn tập, Huỳnh Thúc Kháng tuyển tập; những tập sách khắc họa dấu ấn của các người con ưu tú đất Quảng như Trần Quý Cáp, Trần Cao Vân, Thái Phiên, Nguyễn Duy Hiệu, Tiểu La, Lê Cơ…

Đặc biệt, các tác phẩm của những nhà văn hóa quê hương như: Phan Khôi, Khương Hữu Dụng, Võ Quảng, Huỳnh Lý, Trinh Đường, Nguyễn Văn Xuân, Lưu Trùng Dương, Nguyên Ngọc… lần lượt được tuyển chọn và xuất bản.

Cùng với đó, nhiều công trình nghiên cứu, tổng tập đồ sộ về văn hóa văn nghệ được biên soạn như: Tổng tập Văn hóa văn nghệ dân gian, Đà Nẵng 20 năm Lý luận và phê bình văn học – nghệ thuật (1997-2017), Thơ Quảng Nam – Đà Nẵng 1975-1990, Văn Quảng Nam – Đà Nẵng 1975-1990…

Nhà xuất bản Đà Nẵng cũng luôn quan tâm, làm “bà đỡ” mát tay cho những sáng tác của đội ngũ đông đảo văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu của quê nhà. Những người làm văn hóa văn nghệ xứ Quảng có lẽ luôn tin yêu và lựa chọn Nhà xuất bản Đà Nẵng như địa chỉ thân thiết để gửi gắm đứa con tinh thần của mình.

Từ những ngày đầu thành lập Nhà xuất bản, những tác giả như Gia Vi (Hoa lông chông trên cát, năm 1985), Đông Trình (Từ chiếc tao đời mẹ ru, 1986), Huỳnh Thảng (Ra đi lúc trời còn tối), Hồ Trung Tú (Búp bê cho người lớn, 1987)… đến các sáng tác gần đây của Lê Trâm, Trương Điện Thắng, Nguyễn Tam Mỹ…

Cùng với đó, Nhà xuất bản Đà Nẵng tiếp tục là nơi biên soạn, biên tập, cùng đối tác cho ra đời các tác phẩm của đội ngũ những nhà nghiên cứu về xứ Quảng như: Lưu Anh Rô, Hy Giang Lê Thị Mai, Võ Hà, Vũ Đình Anh… Điều này cho thấy một sự tiếp nối mang tính xuyên suốt trong nỗ lực hoạt động của Nhà xuất bản Đà Nẵng.

Có thể nói, qua những tác phẩm ra đời trong 40 năm hình thành và phát triển, Nhà xuất bản Đà Nẵng đã ghi dấu ấn trong việc góp phần lưu giữ, truyền bá bề dày lịch sử và văn hóa của vùng đất xứ Quảng…

ANH QUÂN

Có hai ông Phan Khôi ở Điện Bàn?

Có hai ông Phan Khôi ở Điện Bàn?

Trong quá trình nghiên cứu hành trạng và tác phẩm của nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu Phan Khôi, trong cuốn sách “Tác phẩm Phan Khôi – sức sống diệu kỳ” (NXB Đà Nẵng, 2023), GS, TS Ngô Quang Huy chỉ ra có hai ông Phan Khôi ở Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), để từ đó “giải oan” cho nhà báo Phan Khôi bị cho là phản bội phong trào Duy Tân và cuộc khởi nghĩa vua Duy Tân tại Quảng Nam.
GS, TS Ngô Quang Huy (thứ 2, bên phải sang) trao đổi với biên tập viên NXB Đà Nẵng về nội dung cuốn sách
GS, TS Ngô Quang Huy (thứ 2, bên phải sang) trao đổi với biên tập viên NXB Đà Nẵng về nội dung cuốn sách “Tác phẩm Phan Khôi – sức sống diệu kỳ”. Ảnh: N.T

Thực ra, bên cạnh nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu Phan Khôi ở làng Bảo An, việc “xuất hiện” một Phan Khôi ở làng Phong Thử (Điện Bàn, Quảng Nam) trong cuộc khởi nghĩa vua Duy Tân năm 1916 đã được các tác giả Lưu Anh Rô, Nguyễn Trương Đàn đề cập trong cuốn sách “Khởi nghĩa vua Duy Tân qua hồ sơ lưu trữ” (NXB Đà Nẵng, 2023).

Theo đó, ở mục “Hồ sơ lưu trữ” do các tác giả khai thác tư liệu của Pháp, trong phần “Bản khai của Phan Thành Tài”, lấy cung vào các ngày 22 và 23-5-1916, nêu rõ: “Sau đây là danh sách những người chịu trách nhiệm mộ lính ở các địa phương: (…) tại phủ Điện Bàn: – Nguyễn Trình, làng Bảo An Tây – Phan Khôi, làng Phong Thử”. Cùng với đó, là “việc phân chia các cánh quân như sau” (…): Phan Khôi, Hồ Tấn người làng Hà Mật, Xã Trì, người làng Hương Quế, huyện Quế Sơn ở tỉnh thành La Qua…”.

Nói thêm, trong bài viết “Kỷ niệm 100 năm khởi nghĩa Thái Phiên – Trần Cao Vân (1916-2016) – Cuộc nổi dậy tại Tỉnh thành La Qua” của tác giả Lưu Anh Rô do Cổng thông tin điện tử Thị xã Điện Bàn đăng tải ngày 8-2-2016 có dẫn lời kể của cụ Phan Thành Tài: “… Tôi báo cho Huỳnh Côn, Xã Trị, Phan Khôi và Hồ Tân (Hồ Tấn?) đem số người có vũ trang này bố trí ở chỗ cửa Tiền, nhưng Xã Trị và Phan Khôi để số người này ở phía cửa Tả gần rừng cấm của làng La Qua. Đến 18 giờ, Phan Khôi nói với tôi là đã đưa Trần Chương vào trong thành tỉnh để báo tín hiệu. Khi tiếng súng trong thành phát ra mọi người leo thang đã đặt sẵn ở cửa Tiền để vào thành”.

Nhà báo Phan Khôi bị oan ức gì?

Trong cuốn sách “Tác phẩm Phan Khôi – sức sống diệu kỳ”, GS,TS Ngô Quang Huy cho biết, “Đang hăng hái với các hoạt động của phong trào Duy Tân thì Phan Khôi bị bắt và bị giam 3 năm tại nhà lao tỉnh Quảng Nam. Sau khi ra tù năm 1911, Phan Khôi vẫn tham gia công tác bí mật, nhưng năm 1914 ông xin thôi hoạt động chính trị và chuyển sang lĩnh vực văn học nghệ thuật.” Thế nhưng, theo tác giả cuốn sách trên, “Bước ngoặt này có thể để lại cho ông một hậu quả nghiêm trọng. Có lẽ những đồng chí của Phan Khôi trong phong trào Duy Tân không hiểu lý do Phan Khôi xin thôi hoạt động, họ cho rằng ông đã phản bội lý tưởng và phản bội đoàn thể nên họ gán cho ông những tội lỗi nặng nề.” Sự nghi kỵ này cũng được Phan Khôi nêu rõ trong bản “Tự kiểm thảo” viết năm 1953.

Tác giả Ngô Quang Huy dẫn nội dung bài viết “Một nhà nho “tiết tháo”: Phan Khôi” của Phùng Bảo Thạch, nêu “3 cái tội tày trời của Phan Khôi” là “mật báo cho Pháp về kế hoạch khởi nghĩa của vua Duy Tân và các nhà yêu nước Thái Phiên, Trần Cao Vân năm 1916; làm tay sai, mật thám cho một quan chức Pháp tên là Marty; viết báo để bán mình làm tay sai cho giặc”. Còn trong bài “Ông Phan Khôi” đăng trên báo Văn ở Sài Gòn năm 1960, tác giả Hồng Tiêu cho biết, ông được một nhà cách mạng lão thành có trực tiếp tham gia cuộc binh biến năm 1916 kể lại như sau: “Trong cuộc khởi nghĩa của đức vua Duy Tân, ông Phan Khôi cũng giữ một vai tuồng trọng yếu. Việc toàn quốc thì do hai ông Thái Phiên, Trần Cao Vân sắp đặt, mà việc Quảng Nam thì do nhà tân học Lê Đình Dương và các vị sĩ phu khác chủ trì.

Đến ngày Tam Kỳ nổ tiếng súng đầu tiên, ông Phan Khôi, cảm thấy trước sự thất bại, nên tới khuyên Lê Đình Dương xuất thú, để bảo vệ sinh mạng của mình. Nhưng ông Dương nhất định giữ lấy cái chết, không nghe lời. Túng quá, ông Khôi phải tìm cách tự cứu lấy mình. Ông xuống thẳng tòa sứ, xin vào yết kiến viên Công sứ, đúng lúc viên này đã đi Tam Kỳ. Ông liền nhờ một ông Phán chép vào một mảnh giấy rằng: ngày này và giờ này, có ông Phan Khôi đến xin yết kiến. Chính mảnh giấy đó, về sau, đã cứu cái đầu ông Phan Khôi, cũng chính mảnh giấy đó đã cắt đứt sợi dây liên lạc giữa ông Phan Khôi và đám sĩ phu Quảng Nam”.

GS, TS Ngô Quang Huy nhận định: “Việc tin đồn Phan Khôi liên quan đến cuộc khởi nghĩa năm 1916 có thể do sự nghi kỵ của các nhà cách mạng sau khi Phan Khôi thôi hoạt động cách mạng năm 1914, hoặc có thể do mật thám Pháp tung ra để làm mất uy tín Phan Khôi và chia rẽ nội bộ phong trào cách mạng.”

“Giải mã” nỗi oan từ sự khác nhau giữa hai  ông Phan Khôi

Để làm rõ là sự khác nhau giữa ông Phan Khôi làng Phong Thử (xã Điện Thọ) và nhà văn, nhà báo Phan Khôi làng Bảo An (xã Điện Quang), GS,TS Ngô Quang Huy đề nghị gọi ông Phan Khôi làng Phong Thử là chí sĩ Phan Khôi, vì ông tham gia cuộc khởi nghĩa Duy Tân, để phân biệt với nhà báo Phan Khôi. Hai xã Điện Thọ và Điện Quang cùng thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Tác giả căn cứ trên mối quan hệ của ông Phan Thành Tài với 2 ông Phan Khôi để phân tích rõ vấn đề này. Theo đó, về quan hệ giữa ông Phan Thành Tài với nhà báo Phan Khôi: Ông Phan Thành Tài và nhà báo Phan Khôi cùng ở làng Bảo An, thuộc họ Phan phái Nhì, đời thứ 13. Ông Phan Thành Tài sinh năm 1878 còn nhà báo Phan Khôi sinh năm 1887. Ông Phan Thành Tài lớn tuổi hơn nên ông là thầy giáo dạy tiếng Pháp cho nhà báo Phan Khôi.

Ông Phan Thành Tài cũng chắc chắn biết rõ chí sĩ Phan Khôi vì chí sĩ Phan Khôi hoạt động dưới sự chỉ đạo của ông Phan Thành Tài như trong lời khai của ông Phan Thành Tài. Ngoài ra, ông Phan Thành Tài còn làm giáo viên và hiệu trưởng trường nghĩa thục Diên Phong ở làng Phong Thử, xã Điện Thọ, quê của chí sĩ Phan Khôi. Như vậy khi ông Phan Thành Tài viết trong lời khai về ông Phan Khôi làng Phong Thử, xã Điện Thọ không thể có việc nhầm lẫn với ông Phan Khôi làng Bảo An, xã Điện Quang được. Vì vậy chí sĩ Phan Khôi và nhà báo Phan Khôi là 2 người khác nhau. Do đó, nhà báo Phan Khôi không tham gia cuộc khởi nghĩa Duy Tân năm 1916, đúng như ông đã viết trong hai bài báo “Địa vị của Thái Phiên và Trần Cao Vân trong cuộc biến ở Huế năm 1916” năm 1936 và “Duy Tân khởi nghĩa” năm 1955.

Qua các nội dung trên, có thể thấy căn nguyên những nỗi oan ức, nghi kỵ đối với nhà báo Phan Khôi; đồng thời từ đó cũng gợi mở ra vấn đề, cần tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu về một chí sĩ Phan Khôi đã tham gia cuộc khởi nghĩa vua Duy Tân năm 1916 tại Quảng Nam để làm rõ hơn nhân vật này.

ANH QUÂN

Sách xuất bản mới tăng trưởng mạnh

Trong 6 tháng đầu năm 2024, ngành Xuất bản làm ra 25.510 cuốn (tăng 18,9%), tương ứng 397,7 triệu bản (tăng 31%) so với cùng kỳ năm ngoái.

Luong sach tang anh 1
Ông Phan Xuân Thủy – Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương – phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Minh Thế.

Số liệu trên được nêu tại Hội nghị giao ban Công tác Xuất bản 6 tháng đầu năm 2024. Hội nghị do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng 31/7 tại Hà Nội.

Số lượng sách gây bất ngờ

Nhìn lại hoạt động xuất bản 6 tháng đầu năm, điểm nổi bật là lượng sách tăng trưởng mạnh. Theo số liệu thống kê của Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 6 tháng đầu năm, các nhà xuất bản đã xuất bản 25.510 cuốn với 397,7 triệu bản (tăng 18,9% về cuốn và tăng 31% về bản).

Trong đó, sách in đạt 23.066 cuốn với 370 triệu bản (tăng 20% về cuốn và tăng 29,2% về bản); sách điện tử đạt 1.550 xuất bản phẩm (tăng 1,4%); xuất bản phẩm khác dạng đĩa CD, DVD, bản đồ, bưu ảnh, lịch các loại đạt 894 xuất bản phẩm với 27 triệu bản (tăng 29% về số xuất bản phẩm và tăng 62,9% về bản).

Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường thế giới cũng như trong nước, con số tăng trưởng về lượng gây bất ngờ. Điều này cho thấy 6 tháng đầu năm, hoạt động của ngành xuất bản vẫn duy trì nhịp độ tăng ổn định, đáp ứng nhu cầu bạn đọc.

Con số gần 400 triệu bản sách trong 6 tháng đầu năm đáng ghi nhận, bản thân người làm quản lý xuất bản như chúng tôi cũng bất ngờ. Điều đó thể hiện nỗ lực của các đơn vị xuất bản.

Ông Nguyễn Nguyên

Bình luận về số liệu này, ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, bày tỏ sự ngạc nhiên. “Tăng trưởng dương ở mọi chỉ số cho thấy ngành xuất bản nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ngày càng tăng lên cùng sự quyết tâm của toàn ngành. Con số gần 400 triệu bản sách trong 6 tháng đầu năm đáng ghi nhận, bản thân người làm quản lý xuất bản như chúng tôi cũng bất ngờ. Trong bối cảnh suy thoái, số sách làm ra tăng trưởng lớn, thể hiện sự nỗ lực của các đơn vị xuất bản”, ông Nguyễn Nguyên nói.

Về nội dung sách, ông Tống Văn Thanh, Vụ trưởng Vụ Báo chí Xuất bản – Ban Tuyên giáo Trung ương – Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, đánh giá trong 6 tháng đầu năm, toàn ngành có nhiều ấn phẩm chất lượng, có giá trị lý luận và thực tiễn.

Đặc biệt, ngành Xuất bản tiếp tục đóng góp vào việc xuất bản các ấn phẩm có giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những cuốn sách đều thể hiện tư duy sắc bén, nhãn quan chính trị, tầm nhìn chiến lược của người đứng đầu Đảng ta về nhiều vấn đề trọng đại của đất nước.

Cùng với sách phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền các sự kiện quan trọng, các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất nước, ngành xuất bản làm ra nhiều ấn phẩm có giá trị về pháp luật, kinh tế, khoa học, công nghệ nói chung, chuyển đổi số, AI, bán dẫn…

Bên cạnh kết quả đó, ngành Xuất bản vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cho biết lượng đầu sách mới chưa nhiều. “Các nhà xuất bản không mạnh dạn đầu tư cho đầu sách mới, quay về làm sách đã thành công, đã có thị trường rồi. Số lượng sách mới không nhiều là một quan ngại”, ông Nguyên nói.

Lượng nhà sách ở các địa phương cũng đang co cụm, rút bớt, đây là kết quả của thời thương mại điện tử lên ngôi; nhưng cũng là một vấn đề nảy sinh trong phát hành sách.

Chủ trương chuyển đổi số trong xuất bản đã có, tuy vậy từ chủ trương chưa tạo thành hành động mạnh mẽ và chưa thật sự tạo ra thị trường. Năm 2023, thị trường sách nói đạt khoảng 10 tỷ đồng, chiếm khoảng 0,2% doanh thu, điều này chưa xứng đáng tiềm năng. Có những nhà xuất bản đăng ký tham gia xuất bản điện tử nhưng 10 tháng sau chưa ra được xuất bản phẩm điện tử nào.

Doanh thu thị trường xuất bản là một vấn đề mà ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, trăn trở. Ông Lâm chỉ ra điểm bất cân đối khi lượng bản sách tăng 31%, nhưng doanh thu chỉ tăng 14% và có dấu hiệu giảm mạnh trong những tháng gần đây.

Luong sach tang anh 2
Hội nghị Giao ban Công tác Xuất bản 6 tháng đầu năm 2024 diễn ra sáng 31/7 tại Hà Nội. Ảnh: V.T.

Cùng nhau gỡ khó, tìm hướng phát triển

Nhiều vấn đề của ngành xuất bản đã được nêu ra tại hội nghị. Đồng thời, các đại biểu cũng đề xuất phương án giúp ngành sách vượt qua những tồn tại, phát triển hơn trong thời gian tới.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng câu chuyện bao trùm các ngành hiện nay là chuyển đổi số, ngành xuất bản cũng không nằm ngoài xu thế.

Thời đại số buộc ngành xuất bản định nghĩa lại nghề của mình. Nghề xuất bản có nhiều chuỗi giá trị và các khâu khác can thiệp vào. Sự phát triển công nghệ, AI, chuyển đổi số giúp chúng ta rút ngắn nhiều công đoạn song cũng đặt ra nhiều thách thức. Với nguồn lực còn hạn chế, ngành xuất bản cần nhanh chóng nhận thức và thích nghi với xu hướng chuyển đổi mới.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho rằng thời gian đọc của người Việt nhiều, nhưng độc giả chủ yếu đọc qua điện thoại và ít đọc sách. Bởi vậy ông tin sách tinh gọn sẽ là hình thức phù hợp, phát triển. “Sách dày bày lên cao”, được để trang trọng mà ít được đọc, do đó các cuốn sách tinh gọn sẽ có không gian phát triển trong thời đại bận rộn.

PGS.TS Phạm Minh Tuấn, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, kêu gọi sự đoàn kết, chung sức của các hội viên, người làm xuất bản để tháo gỡ các khó khăn. Hội Xuất bản Việt Nam tập trung hoạt động của mình theo hướng bảo vệ quyền và lợi ích hội viên. Để đóng góp tốt hơn cho ngành sách, Hội Xuất bản Việt Nam đã kiện toàn các ban chuyên môn, xây dựng các trung tâm như: Trung tâm bản quyền xuất bản, Chuyển đổi số, Phát triển văn hóa đọc. Hội cũng nêu ý kiến đề xuất tham gia xây dựng, đóng góp vào chính sách, pháp luật Nhà nước về xuất bản.

“Khó, chúng ta đã kêu mãi rồi. Mỗi đơn vị trong ngành thay vì kêu, đi xin, hãy cùng nhau tìm hướng phát triển”.

PGS.TS Phạm Minh Tuấn

“Khó, chúng ta đã kêu mãi rồi. Mỗi đơn vị trong ngành thay vì kêu, đi xin, hãy cùng nhau tìm hướng phát triển. Chúng ta tổng kết mô hình đơn vị làm hay, làm tốt để cùng nhau học tập; nảy sinh vấn đề, chúng ta bàn thảo để có kiến nghị… Khi đi chung, đi cùng nhau sẽ có tiếng nói mạnh mẽ”, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam nói.

Tổng kết hội nghị, ông Phan Xuân Thủy, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ghi nhận, đánh giá cao những kết quả mà ngành xuất bản đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2024.

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định ngành xuất bản cần tiếp tục thực hiện mục tiêu “Sắp xếp ngành xuất bản, in và phát hành theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại hóa” như Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra. Đồng thời, ngành xuất bản cần thực hiện lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Phải luôn giữ vững định hướng chính trị, tư tưởng, bảo đảm hài hòa giữa nhiệm vụ chính trị và sản xuất kinh doanh, phục hồi và phát triển mạnh mẽ văn hóa đọc; góp phần khẳng định vị thế, vai trò là một trong những hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và Nhân dân; là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Ông Phan Xuân Thủy nêu bật các nội dung mà ngành xuất bản cần thực hiện trong thời gian tới. Đó là tập trung đánh giá, tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản.

Bên cạnh đó, các nhà xuất bản cần triển khai kế hoạch, đề tài, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm; sáng tạo, đổi mới các hình thức xuất bản phẩm tạo sức lan tỏa mạnh mẽ; nâng cao năng lực hoạt động của các nhà xuất bản, nâng cao chất lượng xuất bản phẩm, chú trọng đào tạo cán bộ; tích cực triển khai các chương trình sách quốc gia, nhất là việc tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII theo hướng nâng tầm vị thế, uy tín của Giải; tạo ra các liên kết quốc tế để mở rộng thị trường xuất bản và truyền bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

(Theo: https://znews.vn/sach-xuat-ban-moi-tang-truong-manh-post1489280.html?fbclid=IwY2xjawEXyKNleHRuA2FlbQIxMQABHTCO0rRannekqOlCXaa-h02IPudxhO52JP8xoXcfJH7z-YU5RGiFG0ljbQ_aem_gLsd5vg_BcibIv6oaBZ6Hw)

Thêm một khắc họa về văn hóa Hội An

Tròn 5 năm trước khi đô thị cổ Hội An được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, vào tháng 3-1994, có người đàn ông Israel 28 tuổi bước xuống từ một chiếc xe tải Renault đời 1954 ở thị xã nhỏ của miền Trung Việt Nam này. Sau khi quan sát vài ngày, ông nói với người bạn đồng hành “Anh biết không, tôi sẽ trở lại đây, đến Hội An, để viết luận án tiến sĩ nhân học”.

Vậy là từ năm 1998, ông đã thực hiện lời hứa đó của mình với việc nghiên cứu Hội An một cách sâu sắc, nhất là trên lĩnh vực văn hóa ẩm thực, để đến năm 2012, cuốn sách “Rice Talks: Food and Community in a Vietnamese Town” của ông được NXB Đại học Indiana xuất bản. Sau đó, cuốn sách này được ông Phạm Minh Quân, Phó Viện trưởng Viện Nhân học Văn hóa Việt Nam, giảng viên Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) dịch sang tiếng Việt với tựa đề “Chuyện cơm Hội An – Thức ăn và cộng đồng ở một đô thị Việt Nam”, do NXB Đà Nẵng và Phanbook liên kết xuất bản vào tháng 3-2024.

Ông là Nir Avieli, là nhà nhân học văn hóa, giáo sư giảng dạy tại Khoa Xã hội học và Nhân học, Đại học Ben Gurion (Israel), đồng thời là Chủ tịch Hội Nhân học Israel.

Một trong những điều làm nên sự đặc sắc ở cuốn sách này, chính là tác giả đã dành rất nhiều thời gian đi điền dã, tham gia trực tiếp vào các hoạt động ẩm thực. Điều kiện và hoàn cảnh lúc đó ở Hội An không được thuận lợi cho người nước ngoài như hiện nay, nhưng Nir Avieli và vợ tìm mọi cách để tiếp cận thực tế. Họ đề ra nguyên tắc “Mỗi bữa sẽ ăn ở mỗi nơi và nhận lời mời của bất kỳ ai, bất kỳ đâu, bất kỳ sự kiện nào”. Cũng từ việc chịu khó điền dã, tiếp cận thực tế, ông đã có những ghi chép tỉ mỉ, “bày tỏ trải nghiệm ẩm thực của mình bằng những câu chuyện nhỏ sinh động, duyên dáng, hài hước” như nhận định của PGS.TS Đỗ Lai Thúy.

“Là một công trình dân tộc học ẩm thực về Hội An, một đô thị phồn thịnh với khoảng 30.000 cư dân ở miền Trung Việt Nam, cuốn sách này mô tả các thực hành ăn uống địa phương và phân tích các đặc điểm xã hội và văn hóa của chúng. Do đó, Chuyện cơm Hội An trước hết được dự định là một đóng góp quan trọng cho ngành nhân học Việt Nam, giải quyết tình trạng khan hiếm các nghiên cứu về ẩm thực Việt Nam và đặc biệt là sự bỏ quên lĩnh vực ẩm thực phức hợp của Hội An, một đô thị cổ đã tham gia vào thương mại toàn cầu và trao đổi văn hóa trong nhiều thế kỷ” (Nir Avieli).

Cùng với đó, Nir Avieli đúc kết văn hóa ẩm thực Hội An thành những triết lý dưới những góc nhìn khác nhau. Ví dụ, khi phân tích món canh chua theo thuyết “âm dương”, “ngũ hành”, ông cho rằng “Một món canh chua có đầy đủ các khía cạnh và cho phép chúng ta giải mã bữa cơm nhà hằng ngày của người Hội An: Dựa trên logic sinh thái dinh dưỡng hợp lý, nó có 3 thành phần thiết yếu (gạo, cá và rau), đại diện cho âm và dương (“gạo” và “đồ ăn”), và chứa đựng ngũ hành (thổ/ gạo, thủy/ canh, mộc/ rau xanh, kim/ cá, hỏa/ nước mắm)”. Hay như bàn về vai trò của người phụ nữ trong gian bếp Việt, nhà nhân học Israel cho rằng “căn bếp của người Hội An nằm giữa “tự nhiên” và “văn hóa”, đưa phụ nữ Hội An vào một không gian vào một không gian lấp lửng và lưng chừng, nơi không chỉ phản ánh và duy trì địa vị xã hội của họ – bên dưới nam giới và giữa tự nhiên và văn hóa – mà còn định nghĩa nó một cách thực tế”.

Đúc kết sau thời gian nghiên cứu về ẩm thực nói riêng và văn hóa Hội An nói chung, tác giả nhận định: “Tôi thấy lĩnh vực ẩm thực sống động của Hội An rất hấp dẫn vì nó mang lại hy vọng, sự lạc quan, và một lời hứa về hòa bình cùng những hưởng thụ về văn hóa hiền hòa, tinh tế… Trong khi cảnh khan hiếm, nghèo nàn, đói khát và tranh giành tài nguyên vẫn chưa biến mất khỏi Hội An, thì chính nỗ lực hằng ngày được đầu tư vào việc gây tạo và nuôi dưỡng, thay vì phủ nhận và phá hủy, là điều tôi thấy rất hấp dẫn tại đây”.

Khi nhìn nhận về tác phẩm này, PGS.TS Đỗ Lai Thúy cho rằng: “Chuyện cơm Hội An: Thức ăn và cộng đồng ở một đô thị Việt Nam” là một chuyên luận thú vị không chỉ đối với người nước ngoài, mà còn với người Việt Nam, kể cả người Hội An. Người bản địa vốn coi chuyện cơm nước là mặc nhiên, chuyện thường ngày ở huyện, nên không có những thắc mắc. Chỉ dưới mắt các nhà nghiên cứu, hoặc những người nước ngoài, thì cái đời thường ấy mới ánh lên những sắc thái lạ lẫm. Hơn nữa, Nir Avieli lại là một nhà nghiên cứu nhân học đã từng đọc qua nhiều lý thuyết văn hóa ẩm thực, nếm qua nhiều bếp ăn thuộc các đất nước khác nhau trên thế giới, nên cái nhìn của ông về các món ăn và người/cộng đồng Hội An vừa độc lạ vừa sâu sắc.”

ANH QUÂN

(nguồn: https://baodanang.vn/channel/5433/202406/doc-sach-them-mot-khac-hoa-ve-van-hoa-hoi-an-3974571/index.htm)

Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024

http://hoixuatban.vn/awards/gioi-thieu

Mời bạn đọc tham gia đề cử tác phẩm tham dự Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024″

Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 có nhiều đổi mới đột phá. Hiện nay, thông tin về Giải thưởng đã được đăng tải trên Cổng TTĐT của Hội XBVN và Trang thông tin về Giải thưởng, trong đó có nền tảng mời bạn đọc tham gia đề cử Sách dự Giải.

Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-5-2024)

Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-5-2024)

“Hồ Chí Minh – Vĩ đại một lãnh tụ cách mạng”: Một tác phẩm quý về cuộc đời và sự nghiệp của Bác

Nhà xuất bản Đà Nẵng vừa công bố 2 tác phẩm đoạt giải thưởng sách cấp quốc gia năm 2023, trong đó có tác phẩm “Hồ Chí Minh – Vĩ đại một lãnh tụ cách mạng” của PGS.TS Đoàn Trọng Huy. Cuốn sách là công trình công phu, tâm huyết, thành quả sau nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy về Hồ Chí Minh của tác giả với tư cách là nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học tại các trường đại học trong và ngoài nước.
Tác phẩm Hồ Chí Minh - Vĩ đại một lãnh tụ cách mạng của PGS.TS Đoàn Trọng Huy được tặng giải C. Ảnh: N.T
Tác phẩm Hồ Chí Minh – Vĩ đại một lãnh tụ cách mạng của PGS.TS Đoàn Trọng Huy được tặng giải C. Ảnh: N.T

Đã có rất nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, cũng như những tác phẩm nghiên cứu, bình giảng về thơ văn của Người. Cuốn sách lần này của PGS.TS Đoàn Trọng Huy góp một phần vào khối lượng công trình đồ sộ ấy. Đây có thể được coi là một “tập đại thành” bao gồm những nhận xét, đánh giá của nhiều chính khách, nhà nghiên cứu văn hóa, nhà văn, nhà thơ trong và ngoài nước được trích dẫn theo một hệ thống logic nhằm làm sáng tỏ hình ảnh một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất, nhà tư tưởng, nhà triết học, đồng thời là nhà báo lỗi lạc, nhà thơ tài hoa.

Điều đáng nói là những trích dẫn ấy không phải được thực hiện một cách cứng nhắc, khô khan, mà được lồng ghép thông qua những cảm nhận của người viết, được diễn giải một cách tường tận, thấu đáo khiến cho nội dung cuốn sách trở nên sinh động, hấp dẫn. Tác giả đã chọn lối viết không thiên về luận lý, mà diễn đạt với giọng điệu văn chương, trích dẫn nhiều thơ văn tiêu biểu viết về Bác đúng lúc, đúng chỗ, tạo sự lôi cuốn đối với người đọc.

Kết cấu của cuốn sách thể hiện ý đồ của tác giả là góp phần giải nghĩa về con người huyền thoại Hồ Chí Minh. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả Đoàn Trọng Huy chọn chương sách đầu tiên có tiêu đề: Hồ Chí Minh – Người là ai, và các chương  tiếp theo là câu trả lời cho câu hỏi nêu trên ở nhiều góc độ khác nhau của cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh, cùng với tấm gương đạo đức, nhân cách cao cả của Người. Tác giả cuốn sách đã chú tâm sưu tầm các bài viết, các ý kiến nhận định, đánh giá để đúc rút thành những mệnh đề sâu sắc qua các chương như: Hồ Chí Minh – bậc vĩ nhân của lịch sử, Hồ Chí Minh – nhà văn hóa kiệt xuất, Hồ Chí Minh – nhà xây dựng văn hóa thời đại mới, Hồ Chí Minh – niềm thơ cao cả, Hồ Chí Minh – nhà báo lỗi lạc, Hồ Chí Minh – nhà tư tưởng đạo đức cao cả, Hồ Chí Minh – bậc đại trí thức thông tuệ tuyệt vời, Hồ Chí Minh – vị chủ tướng như linh hồn của đổi mới cách mạng…

Điều đáng nói là tác giả đã không quên dành những chương cuối của cuốn sách để nói về sức lan tỏa, sự cảm hóa sâu sắc từ con người lãnh tụ Hồ Chí Minh đối với các thế hệ mai sau, thể hiện qua các chương như: Nhớ lời Di chúc theo chân Bác, Ta nhận vào ta phẩm chất của Người. Phải thừa nhận rằng, với rất nhiều tâm sức qua nhiều năm để hoàn thành cuốn sách của mình, PGS.TS Đoàn Trọng Huy đã cung cấp cho bạn đọc một công trình hữu ích, có thể coi đây như một tài liệu học tập chuyên đề về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiện nay.

Thế hệ trẻ hôm nay có thể học tập tấm gương về cuộc đời, về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo nhiều kênh khác nhau. Có thể là qua hệ thống bài giảng tại các trường, các khóa đào tạo ở các trường chính trị, qua những hình ảnh bảo tàng, qua những hiện vật cụ thể từ đời sống của Bác… Tuy nhiên những cuốn sách sưu tầm, nghiên cứu công phu về Người luôn là tài liệu ghi dấu ấn sâu đậm trong nhận thức và tình cảm của mọi người. Vì vậy những cuốn sách như tác phẩm  “Hồ Chí Minh – Vĩ đại một lãnh tụ cách mạng” luôn còn có giá trị trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Nhất là trong bối cảnh chúng ta đang cổ vũ văn hóa đọc trong các tầng lớp nhân dân hiện nay, không chỉ góp phần nâng cao vốn văn hóa, vốn tri thức mà điều quan trọng là luôn tâm niệm học tập và làm theo tấm gương cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

NẠI HIÊN

https://baodanang.vn/chinhtrixahoi/202405/ky-niem-134-nam-ngay-sinh-chu-tich-ho-chi-minh-19-5-1890-19-5-2024-ho-chi-minh-vi-dai-mot-lanh-tu-cach-mang-mot-tac-pham-quy-ve-cuoc-doi-va-su-nghiep-cua-bac-3972241/index.htm?gidzl=661S3w9iJ5iOTbuEfNHCMXzuMmszBqfT0IvSNBKiJmqAUbjSvNPF2rjtL0-q8aDL37DM1M6CD2DYfMn9Mm

Ám ảnh hoa sen và thần gió

“Hoa sen và cây da dù” – cuốn sách của nhà văn Kim Yi Jeong, vừa được nhóm biên dịch Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng chuyển ngữ và Nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành.

nha-van-kim-yi-jeong.jpg
Tác giả và tác phẩm “Hoa sen và cây da dù”. Ảnh: NVCC

“Hoa sen và cây da dù” – cuốn sách của nhà văn Kim Yi Jeong, vừa được nhóm biên dịch Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng chuyển ngữ và Nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành.

Một cơ duyên khi Quỹ vì hòa bình Hàn Quốc – Việt Nam gửi tặng, cuốn sách nhắc gợi trong tôi những trang tư liệu đẫm máu và nước mắt khi kể lại tội ác thảm sát của lính Rồng Xanh đối với dân lành ở Hà My và Phong Nhị vào mùa xuân năm 1968.

Sức nặng của tâm thức

Cuốn sách chỉ hơn trăm trang, mỏng mảnh nhưng không mong manh. Chỉ trong vài tiếng đồng hồ là đọc xong – bằng thời gian diễn ra cuộc thảm sát Hà My, nhưng sức nặng của tâm thức ám ảnh đời người rất nhiều, rất mạnh.

Người đọc bắt gặp lại đây những hiện thực khốc liệt với tội ác hủy diệt đáng ghê sợ, với những nhân vật mang nguyên mẫu nạn nhân mà sự thực lịch sử khó quên.

Và cũng vì lẽ đó, dù mang tên “truyện ngắn”, nhưng “Hoa sen và cây da dù” gần với thể loại “truyện – ký” nhiều hơn. Các tình tiết hư cấu văn chương là ít ỏi so với thực tế cuộc đời những người dự phần vào sự kiện hai cuộc thảm sát Hà My và Phong Nhị.

Với tôi, người từng dự phần trong việc dựng nội dung “khúc tưởng niệm” còn mang theo nỗi ám ảnh ký ức về hoa sen “không được vẽ đẹp” che lại văn bia Hà My như nhà văn mô tả.

sach-hoa-sen.jpg
Bìa cuốn sách “Hoa sen và cây da dù”

Đi qua và thẩm thấu sự kiện đó, mới thấy rằng “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than” (Nam Cao).

Nhà văn Kim Yi Jeong khi dựng lại bối cảnh cuộc thảm sát bằng nghệ thuật ngôn từ đã không muốn hư cấu một chút gì để biến tác phẩm thành “ánh trăng lừa dối”.

Lời tạ lỗi chân thành

Theo nhà văn, đây là lời tạ lỗi chân thành với các nạn nhân chiến tranh. Từ con tim thổn thức trước nỗi đau và tình cảm nhân văn, nghệ thuật đã biểu tượng hóa, hình tượng hóa hoa sen và câu chuyện thần gió đầy ẩn ý, ở đó cây cỏ, ngọn gió, con kiến, tiếng chim kêu lạc bầy… cũng đều như có linh hồn, gọi dậy những oan hồn, đuổi theo và ám ảnh người đọc không thôi.

Chiến tranh, bom đạn đã làm méo mó, dị dạng nhân tính những kẻ thủ ác, biến họ thành kẻ giết người không ghê tay. Đó là trung sĩ Park, là binh nhì Kim, và nhiều người lính Rồng Xanh nữa.

Hôm trước còn phát bánh mì, tặng chocola cho người già và trẻ nhỏ; rồi được người dân Hà My, Phong Nhị cho ăn bún, tặng trứng gà, nhưng hôm sau đã bắn giết tàn bạo, ghê rợn, hãm hiếp, đốt nhà, chà xát mồ mả của dân làng vừa mới bị thảm sát.

“Thật chẳng mong ước gì hơn cuốn sách này có thể trở thành niềm an ủi nhỏ đối với các nạn nhân và gia đình nạn nhân. Tôi hy vọng đây sẽ là một viên gạch trên cây cầu hòa bình nối giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Nghĩ đến việc các nạn nhân làng Hà My và làng Phong Nhất, Phong Nhị đọc tập truyện ngắn này, lòng tôi không khỏi run rẩy. Dẫu vậy tôi vẫn cúi mình tặng họ cuốn sách này”

Nhà văn Kim Yi Jeong

Tôi nhớ mà rùng mình với ám ảnh lời kể các nhân chứng được dựng lại trong khúc tưởng niệm về thảm cảnh “cát trộn lẫn xương, cột nhà cháy trộn thây người, kiến thèm thịt cháy máu tanh…” và “có người chết máu khô còn đọng, trẻ bò lên bụng mẹ tìm chút sữa tàn”…

Qua thời gian, vết thương cũ phần nào được chữa lành từ những hành động vì hòa bình, vì tình cảm nhân văn. Đặc biệt, có số phận cũng đã chịu nhân quả bi thương như hạ sĩ Seo rồi cũng tan vào tro bụi. Nhưng người con của ông đã lại tìm về để hiểu sự thật câu chuyện lịch sử, để thắp nén tâm nhang tưởng niệm dân làng Hà My bị thảm sát ngày nào.

Sự tạ lỗi của người Hàn về sau này với sự kiện Hà My, Phong Nhị, nhắc nhớ mỗi chúng ta phải biết quý giá nhân phẩm, những giá trị nhân văn làm nền cho cây cầu bắc tình hữu nghị đến các dân tộc, quốc gia, dù có thể khác nhau về bản sắc văn hóa.

Hà My với đóa sen trên văn bia và Phong Nhị – đứa con của thần gió, đã không còn là những địa danh xa lạ trong trái tim người Hàn. Bởi sau khi nhà báo Koh Kyoung Tae viết cuốn sách “12/2/1968 – Ký ức kinh hoàng về cuộc thảm sát Phong Nhất, Phong Nhị (Điện Bàn, Quảng Nam)” thì nhà văn Kim Yi Jeong đã tiếp nối với “Hoa sen và cây da dù”.

Riêng tôi vẫn muốn gửi đến những người bạn Hàn Quốc hôm nay một niềm tâm cảm như đã từng bộc bạch với nhà báo Koh Kyoung Tae, rằng, tình hữu nghị sẽ bắc qua cây cầu của lòng khoan dung, thấu cảm sự thật, lớn hơn là đạo lý làm người.

Với người Việt, như danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi đã đúc kết trong “Bình Ngô đại cáo” từ thế kỷ 15: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo”.

https://baoquangnam.vn/am-anh-hoa-sen-va-than-gio-3134066.html

NXB Đà Nẵng có 2 tác phẩm đạt giải thưởng cấp quốc gia

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), ngày 17-4, Nhà xuất bản Đà Nẵng tổ chức hội thảo “Phát triển hợp tác xuất bản và văn hóa đọc”, trao tặng thưởng “Sách hay” cho 3 ấn phẩm. Đây là một trong chuỗi hoạt động kỷ niệm chặng đường 40 năm hình thành và phát triển của Nhà xuất bản Đà Nẵng (1984-2024).

Toàn cảnh hội thảo

Trong năm 2023, Nhà xuất bản Đà Nẵng biên tập và cấp giấy phép xuất bản hơn 600 ấn phẩm sách. Nhà xuất bản Đà Nẵng có 02 tác phẩm đoạt giải thưởng cấp quốc gia: “Hồ Chí Minh – Vĩ đại một lãnh tụ cách mạng” của tác giả PGS. TS. Đoàn Trọng Huy đoạt giải C giải thưởng Sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương; Tác phẩm “Phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam Việt Nam” của tác giả Dương Thanh Mừng đạt giả C, Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 6 do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức; và một số ấn phẩm đoạt giải của các Hội Văn học Nghệ thuật các tỉnh, thành phố, hội chuyên ngành Trung ương.

Ngoài đầu tư khai thác, biên tập bản thảo và cấp quyết định xuất bản, Nhà xuất bản Đà Nẵng trong năm qua tiếp tục tập trung cho quảng bá thương hiệu, lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng. Lần đầu tiên, Nhà xuất bản Đà Nẵng tổ chức lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cấp thành phố và tham gia các hoạt động cấp Trung ương cũng như địa phương; tặng 07 tủ sách cho các thư viện trường học, thư viện cộng đồng của TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.

Nhà xuất bản Đà Nẵng duy trì và phát triển Tủ sách Đất Quảng nhằm giới thiệu, quảng bá vùng đất, con người, lịch sử, văn hóa của Đất Quảng; tặng thưởng Sách hay hằng năm, với tiêu chí ưu tiên những tác phẩm liên quan đến nghiên cứu lịch sử- văn hóa xứ Quảng như một sự tri ân vùng đất mà Nhà xuất bản Đà Nẵng hình thành và lớn lên.

Nhà xuất bản Đà Nẵng trao tặng thưởng “Sách hay” cho 3 ấn phẩm

Tại buổi tọa đàm với chủ đề “Phát triển hợp tác xuất bản và văn hóa đọc”, các đại biểu tập trung trao đổi những giải pháp phát triển hoạt động xuất bản, hợp tác xuất bản trong thời gian tới, nâng cao chất lượng khai thác và biên tập bản thảo; nâng cao hiệu quả hợp tác với các đối tác liên kết trong hoạt động xuất bản và phát hành theo đúng quy định hiện hành. Đồng thời, bảo đảm chặt chẽ quy trình biên tập nội dung bản thảo, nộp lưu chiểu và phát hành; xây dựng Đề án chuyển đổi số Nhà xuất bản, phù hợp với năng lực và nhu cầu của Nhà xuất bản Đà Nẵng.

CÔNG TÂM

(https://www.danang.gov.vn/vi/web/guest/chinh-quyen/chi-tiet?id=58490&_c=3&fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTEAAR2ZhDP8AoLewOzCkfwF9lYL0T-47wZXXhfjzfr7aVujYkhYzynIV6U5l94_aem_ATuTWTl8f-3TVW-M3iVK74AtYaubpkH21dtMi1U4AuaxarCf5BAI4ylk7iKTsYZj8TxRXLhoj4ZTxqpxoLWTtjPG)