Vùng sương phủ, hầm sâu và đảo vắng

Hồ Tấn Vũ trước khi làm báo như một nghề “bắt mắt” hợp thời, ít ai biết anh từng là một thanh niên chui lên từ bóng đêm hầm đá trải dài theo những cánh rừng Quảng Nam, những lòng đất hút mạnh giấc mơ đào “trúng vàng ục” của dân nghèo tứ xứ.

Vũ không đi đến bãi vàng từ đồng bằng bằng phẳng, trước khi mang lý lịch đào vàng anh sinh ra ở thung lũng mờ sương. Từ hiên nhà đứa trẻ huyện miền núi như anh, chỉ cần ngước lên là ôm trọn núi non ngàn đời.

Tôi hay nghĩ một người có “tiểu sử” thăng trầm hẳn phải do đời chọn họ, để nuôi cho đời này một người kể chuyện nhờ vào vốn sống quý báu họ có. Dù cho họ làm báo hay làm công chức với đủ quy chuẩn, thì sứ mệnh kể chuyện dường như luôn thúc vào tim gan họ tháng năm.

Đến một ngày, bạn đọc được cầm trên tay cuốn tiểu thuyết dài. Trên 400 trang sách với nhiều dung lượng kể về ngôi làng cô đơn nơi chân núi, được bao quanh bởi hoa cỏ mây ngàn cùng vô số truyền thuyết, võ đoán mộng mị.

Làng Hạ, nơi không biết là sinh ra hay tụ về của những người nông dân thuần khiết, giàu tưởng tượng và đẫm bi hài kịch. Đàn ông làng Hạ ham uống rượu nhưng kiên cường trong chiến trận, họ ra đi nhiều trở về ít. Đàn bà không chồng ở làng Hạ cũng nhiều vô kể, những đứa trẻ lớn lên đói nghèo nhưng cao thượng, thiết tha.

Thung lũng luôn phập phồng nỗi lo bị thế giới bên ngoài ngọn núi lãng quên nên nương tựa không ngừng vào những ước mơ vươn xa, đi xa. Nhiều lớp người từ biệt, ra đi không biết rõ phía trước, không biết về chết chóc dưới hầm vàng sẽ sập bất cứ lúc nào hay cơn lốc thành thị sẽ xé toạc dự định, giẫm nát chân phương. Rồi họ lại quay về tìm kiếm sự an ủi của làng như hơi ấm mẹ, như trong trẻo tuổi thơ nhưng quê nhà cũng có thể là điểm cuối cùng trong bi kịch.

Hàng trăm trang sách có tính “hùng vĩ” riêng

Văn chương đẹp đẽ đáng để đọc đi đọc lại, có thể nói đó là ưu điểm lớn của Hồ Tấn Vũ trong tiểu thuyết này. Sách dài đầu tay nhưng văn không phải của người tập viết.

Anh tả đám mây trên bầu trời cũng thấy xúc động, người chết vào buổi trưa thì cỡi đám mây “màu trắng bạch”, như “một cỗ xe biết bay” mang linh hồn họ về gặp lại người quá cố, Vũ gọi đó là “sự đẹp đẽ cuối cùng cho cái chết”.

Tả một cơn gió cũng chạm tình, tả gió và tưởng tượng “Cơn gió này chắc chắn có ai đó điều khiển. Hay là cánh quạt khổng lồ từ hư không đang thổi. Nó khuất lấp giữa ngàn mây và giấu trên trời cao xanh thẳm”. Có vẻ chút hiểu biết âm nhạc trong đời thường cũng giúp Vũ, những đoạn văn đều có điểm rơi – nốt trắng dành cho suy ngẫm…

Không phải là tiểu thuyết tái hiện thời cuộc rình rang đa tuyến, cũng không dùng yêu đương diễm tình để thỏa mãn, sách chỉ xoay quanh thế giới nội tâm của nhân vật chính ra đi từ làng Hạ nhưng hàng trăm trang sách Vũ đặc tả về “thế giới hầm sâu” của những đoàn quân rầm rộ đào vàng, hy vọng, yêu đương, tha hóa và cả sáng ngời đều diễn ra trong và ngay trên lòng đất bí ẩn, thật sự là hàng trăm trang sách có tính “hùng vĩ” riêng.

Những trải nghiệm tuổi trẻ đục đá lọc vàng của chính Vũ giờ đây là thước phim tư liệu quý hiếm. Cả sự sống sót kỳ diệu có thật của Vũ bên cạnh biết bao thi thể người cũng được anh tái hiện khốc liệt mà lắng sâu, mở ra cái nhìn nhân văn hơn về thế giới của những con người “dưới đáy sự sống”.

Tôi nghĩ làng Hạ đã chọn “đích danh” Vũ làm người kể chuyện. Hầm vàng cũng chọn anh sống sót để kể lại. Có phải vì vậy mà Hồ Tấn Vũ không thể lặng lẽ thêm nữa. Đến lúc Vũ phải dùng văn chương để gọi tên làng, gọi ra những giấc mơ của cha ông, kể về sự thầm kín, chuyến đi bão táp, cú trượt dài…

Người ta luôn đi đủ hướng trong cuộc đời rộng lớn, như Tấn trong truyện, nhưng ai cũng đi ra từ một ngôi làng, trong tổng số “tế bào” hiện tại và tương lai, tỉ lệ đóng góp của nơi sinh ra là không sao tách bạch được.

Đất Quảng – một góc nhìn văn hóa

Đây là ấn phẩm thuộc “Tủ sách Đất Quảng” do Nhà xuất bản Đà Nẵng phối hợp Báo Quảng Nam và Báo Đà Nẵng thực hiện. Những bài viết được chọn lọc ở chủ đề văn hóa đã đăng tải trên các ấn phẩm của hai tờ báo, nhằm góp tiếng nói thực hiện chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương, thống nhất non sông (1975 – 2025).

Tiếp cận ấn phẩm này, bạn đọc sẽ bắt đầu đi từ những trầm tích ở thời kỳ Sa Huỳnh và Champa với các di tích Bàu Dũ, An Bang, Chiên Đàn, Khu đền tháp Mỹ Sơn, kinh thành Trà Kiệu, kinh thành Bão tố Rudra-pura… Rồi đến đô thị cổ Hội An – chứng nhân giao lưu kinh tế – văn hóa, hội nhập quốc tế và một đô thị Đà Nẵng vươn mình trong thời đại mới.

Đó là bước đi từ văn hóa làng Quảng đến văn hóa nông thôn mới và văn minh đô thị giữa thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập toàn cầu. Ở đó, người đọc có cơ hội “lặn” vào trong nét độc đáo, đa dạng của văn hóa lễ hội, tập tục từ miền biển đến đồng bằng lên trung du, miền núi; với lễ hội đua ghe, hát bả trạo, hô hát bài chòi, hát bộ, đâm trâu, cúng lúa trăm mừng lúa mới…

Như trong bài viết “Làng Quảng, cái nôi văn hóa Quảng”, tác giả Hà Huyền Hoa (Trương Điện Thắng) cho rằng, “… người Việt Quảng Nam vốn sống trong các làng nông thôn. Sau những tiếp cận, dung hóa với văn minh Chămpa, làng Quảng và các sinh hoạt của nó chính là nơi tạo ra văn hóa Quảng”.

Hay đọc “Chờ một cơn mưa” (Thành Công – Đăng Ngọc), “Người Cơ tu đặt tên làng” (Alăng Ngước), “Nhìn lên cao thấy ché” (Đăng Nguyên) đến “Dặm dài chợ quê ven biển” (Tôn Thất Hướng), “Những “trái tim” có… sẹo” (Trung Việt), người đọc hình dung được nét đa dạng và những biến đổi trong đời sống văn hóa từ miền núi đến vùng biển và đô thị của xứ Quảng.

Cùng với đó, những bài viết về văn hóa ẩm thực đã làm nên bản sắc Quảng như mỳ Quảng, cao lầu, bánh tráng đập mắm nêm, mít trộn, nước mắm, nước chè… Những món ngon được tiếp biến và cải tiến qua bao đời, là đề tài tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn hay mỗi dịp tụ tập, hội hè, bên mâm cỗ làng hay đám tiệc giữa phố…

Với tập sách này, người đọc còn tiếp cận những giá trị văn hóa phi vật thể, gắn với truyền thống tốt đẹp bao đời của người xứ Quảng. Đó là tinh thần hiếu học, ý chí cầu tiến và canh tân qua những danh xưng “Ngũ phụng tề phi”, “Lục phụng bất tề phi”…

Là tính cương trực, thẳng thắn, thích tranh luận để đi đến tận gốc rễ của vấn đề; là bản sắc độc đáo, riêng có từ mâu thuẫn nội tại con người xứ Quảng như đổi mới và bảo thủ, dễ thích ứng và hay cãi, lãng mạn và duy lý…

Trong bài viết “Phẩm chất hiếu học của người Quảng xưa”, tác giả Bùi Văn Tiếng chỉ ra rằng: “Ngay học chữ thì không phải lúc nào người Quảng cũng hiếu danh, cũng chăm chăm với mục đích học để thi đỗ và ra làm quan. Và ngay làm quan thì người Quảng vẫn có những quan chức thật sự hiếu học như Phạm Phú Thứ …”.

Không chỉ tập trung vào nghiên cứu, biên khảo, phản ánh… những vỉa tầng văn hóa xứ Quảng, các tác giả trong tập sách còn dành tâm huyết bày tỏ trăn trở trước công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, những lo toan cho cả mai sau.

Đó là làm sao lưu giữ bản sắc làng Quảng trong quá trình xây dựng nông thôn mới; gìn giữ và phát huy văn hóa xứ Quảng trong biến thiên thời gian và thời cuộc; làm sao bảo tồn, khôi phục những di tích vật thể và phi vật thể của tiền nhân gửi gắm lại trong thời kỳ đô thị hóa và hội nhập thế giới; bảo tồn lời ăn tiếng nói, câu ca giọng hò, tập tục, lễ hội xưa… trong quá trình tiếp biến đa thanh đa sắc đa ngôn.

CẠM BẪY DÀNH CHO JOHNNY

Bối cảnh của câu chuyện là nước Mỹ thập niên 50 của thế kỷ 20 , khi mà các thế lực maphia đang có những ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng trong đời sống của đất nước
Johnny Farrar , một võ sĩ quyền Anh chuyên nghiệp vốn xuất thân nghèo khó , khao khát tìm con đường làm giàu một cách nhanh chóng .Vốn bản chất chân thật và ngây thơ , anh đã không biết rằng con đường tắt đến với những món tiền lớn bao giờ cũng đầy những cạm bẫy hung hiểm .Phía sau vòng tay rộng mở của một người đàn bà đẹp là cả một thế giới ngầm hùng mạnh đang chờ đón anh ………….

KẺ ĐỘC TÀI VÀ CHIẾC VÕNG

Sự xuất hiện của “Kẻ độc tài và chiếc võng” vào đầu năm 2003 đã gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi và làm chấn động sinh hoạt văn hóa thế giới. Đây cũng là quyển “best-seller” của năm 2003, đã được dịch trên ba mươi thứ tiếng. Daniel Pennac trở thành nhà văn của thế kỷ và cũng là nhà văn được dân tộc Pháp yêu chuộng.

THẦY PHÙ THỦY ĐI TRONG THÀNH PHỐ

Tômin Iuri Gennadievich là văn Xô Viết có tên tuổi. Những tác phẩm nổi tiếng của ông dành cho bạn đọc nhỏ tuổi là “Thầy phù thủy đi trong thành phố” và “Vitca Muras – người chiến thắng tất cả” “Thầy phù thủy đi trong thành phố” được nhà xuất bản “Văn học thiếu nhi” Lêningrat in lần thứ hai vào năm 1981. Tập sách hấp dẫn từ trang đầu đến trang cuối với những tình tiết bất ngờ, lý thú, với những đoạn hóm hỉnh, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Sách viết cho thiếu nhi nhưng nội dung độc đáo của nó cùng nghệ thuật trình bày đặc biệt của tác giả sẽ làm vừa lòng bạn đọc ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

NGƯỜI THOÁNG HIỆN

Thơ Tagore là lời tụng ca với ban mai này cũng như với nghìn ban mai, với đời này cũng như với muôn đời.

Thơ ông thường nhắc đến “Dòng trôi vĩnh cửu của cái vô thường, thoáng hiện” (This eternal stream of the transitory, the fugitive).

Cái phôi pha, thấp thoáng, nhất thời trong Tagore luôn luôn mang chiều kích của vĩnh cửu.

Nhà thơ cũng ví đời sống chúng ta như một dòng sông. Đôi mạn bờ nào phải là tường thành giam giữ dòng trôi. Từng sát na một, hãy biết rằng ta có lối thoát vô cùng mênh mang về phía trùng dương vô tận.

Tư tưởng huyền vĩ và cảm thức thâm thiết đó được thể hiện chứa chan trong thi phẩm Người thoáng hiện (The Fugitive) cũng như trong nhiều sáng tác khác của Tagore.

Ở Việt Nam, thơ Tagore đã được yêu mến từ lâu, đã qua vài thế hệ.

BALZAC VÀ CÔ THỢ MAY TRUNG HOA BÉ NHỎ

Câu chuyện kể về hai chàng thanh niên thành thị bị đưa về nông thôn cải tạo năm 1971 trong cách mạng văn hoá…

Một tiểu thuyết vui vẻ,cảm động ,tinh quái và trên hết là làm ta say mê… Dù thấm đẫm sự dí dỏm và hài hước “BALZAC và cô bé thợ may trung hoa” vẫn là một khúc lãng mạn,một tiểu thuyết về sức mạnh của nghệ thuật trong việc mở rộng cánh cửa của trí tưởng tượng,dù hoàn cảnh có thế nào đi nữa…

BIỂN, ĐẢO MÁU THỊT QUỐC GIA – KHÔNG GIAN SINH TỒN CỦA DÂN TỘC

Biển, đảo – máu thịt quốc gia, không gian sinh tồn của dân tộc
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn với đồng bào ta: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta đã có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Nhằm góp phần nâng cao hiểu biết, kiến thức cơ bản về giá trị của lịch sử, lãnh thổ, biển đảo, vùng trời, vùng biển Việt Nam, Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản cuốn sách “Biển, đảo – máu thịt quốc gia, không gian sinh tồn của dân tộc” của PGS. TS. Ngô Văn Minh.

Van Gogh

Vincent Willem Van Gogh (30/3/1853 – 29/ 7/1890) là một họa sĩ hậu ấn tượng người Hà Lan, được đánh giá là một trong những nhân vật nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nghệ thuật phương Tây.
Trong một thập kỷ, ông đã sáng tạo ra khoảng 2.100 tác phẩm nghệ thuật, bao gồm khoảng 860 bức tranh sơn dầu, hầu hết đều được vẽ trong khoảng thời gian hai năm cuối đời.
Chúng bao gồm tranh phong cảnh, tĩnh vật, chân dung và chân dung tự họa, đặc trưng bởi tông màu đậm và nét vẽ ấn tượng, bốc đồng và biểu cảm đã góp phần tạo nên nền tảng của nghệ thuật hiện đại.
Kỷ niệm 170 năm ngày sinh của ông và để cho bạn đọc hiểu hơn về một người tài hoa nhưng không được may mắn như ông, NXB Đà Nẵng trân trọng kính gửi đến quý bạn đọc những trang viết về sự nghiệp, con người của ông qua tác phẩm VanGogh.

VĂN HÓA DÂN GIAN MIỀN BIỂN ĐÀ NẴNG

“Tam canh dạ tĩnh Đồng Long nguyệt
Ngũ cổ phong thanh Lộ Hạt thuyền”
1. Đà Nẵng gắn bó với biển từ bao đời nay. Có người nhận xét rất đúng rằng trong ba đầu mối giao thông lớn nhất đất nước là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng thì chỉ Đà Nẵng là có biển – thậm chí biển đẹp, năm 2005 từng được Tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.
Đà Nẵng có bán đảo Sơn Trà, có đảo gần bờ là hòn Ch…